- Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng do phong hàn
- 4 loại trà hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
- Gừng giúp cải thiện triệu chứng bệnh Guot bạn đã biết chưa?
Cây cỏ xước giúp giảm đau trong các bệnh xương khớp
Cây có xước các tác dụng trị bệnh như thế nào?
DSCKI giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cỏ xước còn có tên gọi khác là: ngưu tất nam, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, thuộc họ rau dền. Đây là loại cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Cao trung bình khoảng 1m – 1,5m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa cây cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng hoặc bầu dục.
Bộ phận dùng: toàn cây, rễ có công hiệu mạnh nhất.
Trong Đông y, đây là vị thuốc lành tính, vị ngọt, đắng nhẹ, có công dụng làm thuốc an thần, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh gút, viêm gan, thận.
Cây cỏ xước tác dụng chính là hoạt huyết tiêu viêm, có tác dụng trong giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ, trừ thấp qua con đường tiểu tiện, do đó cỏ xước có tác dụng trị sỏi thận, đau lưng do sỏi thận.
Râu ngô phối hợp với các vị thuốc trị đau nhức xương khớp
Các bài thuốc trị bệnh từ cỏ xước
Bài 1: Cỏ xước tươi 50gr, râu ngô 30gr, bông mã đề (50gr), rễ cỏ tranh 30gr. Sắc các vị uống trong ngày, uống 1 thang/ngày, chia uống từ 2-3 lần. Uống khi nước thuốc sắc còn ấm.
Tác dụng trị bệnh của bài thuốc: Chữa viêm tiết niệu, trị chứng đau vùng eo lưng do thấp nhiệt.
Bài 2: Cỏ xước tươi 50gr, cây xấu hổ 50gr, vỏ cây gạo 30gr, lạc tiên 30gr, quả ké 30g, đơn gối hạc 50g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng trị bệnh của bài thuốc: Chữa đau xương khớp, các khớp sưng/nóng đỏ đau, không áp dụng bài thuốc cho bệnh nhân âm hư.
Thục địa phối hợp với các vị thuốc trị đau nhức xương khớp
Bài 3: Cỏ xước 30gr, thục địa 16gr, bạch truật 13gr, bạch thược 12gr, bạch linh 10gr, phụ tử chế 8gr, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng trị bệnh của bài thuốc: Ôn dương, bổ thận, trị tiểu đêm, đau lưng do thận dương hư.
Ngoài dùng các bài thuốc từ cỏ xước chia sẻ bên trên theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác của Y học cổ truyền để làm giảm đau nhức xương khớp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thủy châm, cứu ngải…
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý: đồng thời kết hợp với các bài thuốc người bệnh cần xây dựng về chế độ dinh dưỡng ăn hằng ngày phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối và phù hợp với thể trạng, mức độ hoạt động của người bệnh, tập luyện thể chất đều đặn…
Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ