Vì sao tỏi được xem là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền?

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc của người Việt Nam mà còn được Y Học cổ truyền coi là thần dược. Vậy vì sao tỏi có khả năng chữa được nhiều bệnh đến vậy?

Ngày 07/03/2018, 08:54:16   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1132

Nhằm cung cấp đến quý độc giả những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ củ tỏi trong Đông Y, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để khám phá những lợi ích ít ai ngờ từ loại gia vị quen thuộc này. 

Vì sao tỏi được xem là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền?

Vì sao tỏi được xem là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền?

Khám phá công dụng tuyệt vời của tỏi đối với sức khỏe

Hỏi: Thưa bác sĩ Nguyễn Hữu Định, bác sĩ có thể cho biết tỏi có lợi ích như thế nào đối với sức khỏe?

Trả lời:

Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng cường tiêu hóa: Việc sử dụng tỏi hàng ngày trong các bữa ăn có thể giúp loại bỏ các vấn đề về tiêu hóa. Tỏi giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngay cả khi ống tiêu hóa bị kích ứng hay viêm cũng có thể sử dụng tỏi như một phương thuốc điều trị
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây hại cho thận, ức chế chức năng hệ thần kinh, gây ra các bệnh tim mạch thậm chí làm suy giảm thị lực. Dầu chiết xuất từ tỏi có thể bảo vệ bệnh nhân tiểu đường khỏi các biến chứng này.
  • Giảm nồng độ cholesterol: Trong hai loại cholesterol HDL và LDL thì LDL là loại cholesterol có hại cho sức khỏe. Tỏi giàu hợp chất allicin, giúp giảm cholesterol LDL trong máu. Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao nên bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Giảm huyết áp: Allicin trong tỏi có thể làm giãn mạch máu, chống lại huyết khối bằng cách làm giảm sự kết tập tiểu cầu.
  • Điều trị bệnh mắt: Tỏi giàu các chất dinh dưỡng như selenium, quercetin và vitamin C, tất cả đều giúp điều trị mắt nhiễm trùng và sưng tấy.
  • Giảm đau tai: Tỏi thường được dùng để chữa đau tai, vì nó có một số chất chống virus, chống nấm và có hoạt tính kháng sinh. Có thể chiết dầu tỏi tại nhà để sử dụng nhưng không bảo quản được dài hạn.
  • Chữa các bệnh về đường ruột: Tỏi có thể chữa hầu hết các bệnh đường ruột như kiết lị, tiêu chảy và viêm đại tràng. Tỏi có thể được sử dụng để tẩy giun mà không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Chữa cảm lạnh: Tỏi có thể được dùng để chữa cảm lạnh và ho. Khi bắt đẩu cảm lạnh, bạn nên ăn ít nhất 2 củ tỏi nghiền nát, việc này có thể giúp tăng sức đề kháng. Bí quyết này cũng đã được rất nhiều bạn sinh viên theo học bộ môn Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur áp dụng rất hiệu quả trong cuộc sống.
  • Xử lý vết thương: Có thể giã tỏi để đắp lên các vết thương nhiễm trùng. Đối với nước ép tỏi nên pha loãng với nước để tránh gây kích ứng da.
  • Ngăn ngừa mụn trứng cá: một phần hai dân số thế giới đang bị các dạng mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng. Có thể sử dụng tỏi kết hợp với mật ong, kem và nghệ để điều trị mụn trứng cá và ngăn ngừa sự phát triển của mụn. Tỏi có tác dụng như chất làm sạch, kháng khuẩn và làm dịu da.
  • Kiểm soát hen suyễn: Tỏi luộc có thể được dùng để chữa hen suyễn. Mỗi đêm, uống 1 ly sữa và 3 tép tỏi có thể giúp ngăn ngừa lên cỏn ở bệnh nhân bị hen.
  • Nâng cao ham muốn: Tỏi có thể nâng cao ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
  • Ngăn ngừa ung thư: Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, dạ dày, và thực quản. Nó giúp giảm sự sản xuất các hợp chất gây ung thư và làm giảm sự xuất hiện các khối u liên quan đến ung thư vú.

Khám phá công dụng tuyệt vời của tỏi đối với sức khỏe

Khám phá công dụng tuyệt vời của tỏi đối với sức khỏe

Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ tỏi

Hỏi: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ hướng dẫn một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản từ tỏi để điều trị một số bệnh thông thường.

Trả lời:

Trên trang tin tức y tế cũng đã đăng tải một số bài thuốc y học cổ truyền từ tỏi bao gồm:

  • Tiểu đường: Ăn ít nhất 3 tép tỏi một ngày trong khoảng ít nhất 30 ngày
  • Tỏi chống ung thư: ăn mỗi ngày 1-2 tép tỏi để phòng ngừa ung thư
  • Giảm sưng tấy, chữa vết thương do côn trùng đốt: đập dập tỏi và sát lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm khó chịu, ngứa ngáy và giảm sưng
  • Chữa cảm cúm: Hằng ngày ăn tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm. Có thể ép tỏi lấy nước và dùng theo tỷ lệ pha loãng nước ép tỏi và nước sạch là 1:10. Cho thêm vào một ít muối và nhỏ vào mũi mỗi ngày từ 2-3 lần
  • Đầy bụng, khó tiêu: uống nước ép tỏi pha loãng mỗi ngày hoặc xay tỏi rồi ngâm với rượu để uống dần, mỗi lần 1 thìa, 2 lần/ngày.
  • Thấp khớp, đau nhức: ngâm tỏi với rượu theo tỷ lệ 1 tỏi : 2 rượu rồi dùng nước này để bôi lên chỗ đau nhức, xoa bóp mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Cao huyết áp, huyết khối: dùng tỏi ngâm dấm hoặc ngâm rượu mỗi ngày khoảng 10g.
  • Ho, viêm họng: ngâm tỏi với dẫm khoảng 1 tháng sau đó thái lát mỏng rồi ngậm mỗi ngày khoảng 15 phút có thể chữa được bệnh ho mãn tính lâu ngày. Chú ý không dùng tỏi sống vì có thể gây viêm họng nặng hơn.
  • Chữa ung thư dạ dày: Ép tỏi và quất tươi với tỷ lệ 50g tỏi và 100 quả quất tươi. Dùng nước ép này trước mỗi bữa ăn có thể giúp diệt vi khuẩn gây ung thư dạ dày.

Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ tỏi

Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ tỏi

Với kiến thức cơ bản về công dụng chữa bệnh của tỏi trong Đông Y và một số bài thuốc y học cổ truyền từ tỏi trên, chúng tôi tin rằng các bạn đã biết cách sử dụng tỏi để điều trị những bệnh thường gặp hằng ngày.

Nguồn ytevietnam.net.vn