- Thận trọng những tác dụng phụ cây mật gấu khi chữa bệnh
- Cây mật gấu tên tiếng anh là gì? Tác dụng của cây ra sao?
- Những tác hại cây mật gấu mọi người nên lưu ý khi sử dụng
Tác dụng bất ngờ của cây cau đối với sức khỏe con người
Cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của cây cau qua bài viết sau đây được chia sẻ bởi Chuyên gia y tế Đỗ Thị Thu, Giảng viên khoa Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM.
Đặc điểm thực vật của cây cau
Cây cau có tên khoa học: Areca catechu L. họ Cau – Arecaceae tại Việt Nam được gọi với nhiều tên khác nhau như: cau, binh lang, tân lang, mạy làng, pơ lạng... Theo tin tức y tế tổng hợp cho thấy, cau là cây có thân mọc thẳng, cao 10-20m, đường kính 10-15cm, thân cột mang 1 bó lá ở trên ngọn, các lá rụng để lại vết ở trên thân. Lá xẻ lông chim, có bẹ to. Trong cụm hoa, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực nhỏ màu trắng, thơm, hoa cái to hơn. Quả hạch hình trứng. Cau được trồng ở nhiều nước vùng nhiệt đới, có nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á và Đông Phi. Người ta thường trồng cau lấy quả ăn trầu. Nước ta cau cũng được trồng ở khắp nơi nhất là các tỉnh gần biển. Cau trồng bằng hạt, thường 4-5 năm mới có quả.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản các bộ phận cây cau
- Dùng hạt và vỏ quả.
- Hạt (Semen Arecae) còn gọi là binh lang, tân lang.
- Vỏ quả còn gọi là đại phúc bì.
- Khi quả chín lấy hạt và vỏ quả phơi hoặc sấy khô.
Rễ cau chế biến thành thuốc chữa bệnh
Hái quả thật già, bóc lấy riêng hạt và vỏ phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm mỗi ngày thay nước 1 lần (không ngâm vào dụng cụ bằng sắt) vớt ra để ráo nước, thái miếng mỏng đem phơi, sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10%. Còn vỏ thì đem rửa sạch, ngâm nước 1 đêm cho mềm rồi xé tơi phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm 13%; có thể tẩm rượu sao hoặc nấu thành cao đặc có thể chế biến thành nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Thành phần hoá học có trong quả cau
- Trong hạt có 15% tanin, 13-14% dầu béo, các chất đường.
- Hoạt chất chính là alcaloid (0,15-0,67%) ở dạng kết hợp với tanin.
- Alcaloid chính là arecolin (0,07-0,50%).
- Alcaloid phụ là arecaidin, guvacin, guvacolin, arecolidin và isoguvacin.
Công dụng và liều dùng các bộ phận của cây cau
Arecolin trong hạt cau đã được chứng minh là gây chảy nước bọt, tăng bài tiết dịch vị, dịch dạ dạy và làm co tử cung, ngoài ra dung dịch arecolin 1% còn làm co nhỏ đồng tử , tác dụng này kéo dài khoảng 1-2 giờ, có thể làm giảm nhãn áp trong bệnh glocom. Bên cạnh đó arecolin cũng làm chậm nhịp tim, tăng nhu động ruột, kích thích thần kinh ở liều thấp và gây liệt thần kinh ở liều cao.
Chia sẻ tại tin tức YHCT tổng hợp, chuyên gia Đỗ Thu (GV Trường CĐ Y Dược Pasteur HCM) cho biết thêm: Hạt cau dùng làm thuốc chữa sán dây, thường phối hợp với hạt bí ngô. Qua nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán dây (chỉ có tác dụng làm tê liệt mạnh ở phần đầu), trái lại hạt bí ngô có tác dụng chủ yếu làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán cho nên có thể dùng như sau: Sáng sớm lúc đói ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) hoặc 40-100g (đã bóc vỏ) 2 giờ sau uống nước sắc hạt cau. (trẻ em dưới 10 tuổi uống 30g, phụ nữ 50-60g, người lớn 80g). Nửa giờ sau uống 1 liều thuốc tẩy (Magnesi Sulfat 30g) nằm nghỉ đợi thật buồn đi ngoài đi vào chậu nước ấm.
Người ta còn phối hợp hạt cau với thường sơn để chữa sốt rét.
Chữa trẻ con bị chốc đầu: hạt cau đem mài thành bột rồi phơi khô, hòa với dầu rồi bôi cho trẻ, cần theo dõi thận trọng vì có độc.
Vỏ quả cau (đại phúc bì) y học cổ truyền dùng chữa thuỷ thũng, bụng báng nước, tiểu tiện khó. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc.
Rễ cau có chứa alcaloid có tác dụng giãn nở xương chậu, giãn nở mạch máu vùng xương chậu, điều trị bệnh liệt dương, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, lưu thông mạch máu vùng dương vật, hỗ trợ điều trị phù thũng, tiểu nhất, tiểu són.
Theo: http://ytevietnam.net.vn