Có ai từng nghe những vụ hành hung hay đẫm nước mắt với câu chuyện tuổi xuân người Bác sĩ mới có thể hiểu được thực sự đằng sau “ánh hào quang” mọi người vẫn tưởng tưởng về nghề Y nó “khinh khủng” như thế nào.".
- Điểm mặt chỉ tên con giáp Y Dược sẽ là “tay hòm chìa khóa”?
- Nữ bác sĩ tuổi nào sẽ soán ngôi con giáp chung tình nhất?
- Gái ngành Y chia sẻ bí kíp giúp vợ chồng hạnh phúc đến đầu bạc răng long
Đằng sau ánh hào quang của ngành Y là nước mắt
Nghề Y – Nghề của sự khắc nghiệt
“Nhất Y, nhì Dược” câu nói này luôn làm con người hình dung ra rằng: Nghề y hết thảy đều tốt đẹp, thông thường điểm chuẩn vào các Trường Đại học, Cao đẳng Y Dược đều nằm trong những trường top đầu các ngành. Những Trường Đại học Y Dược lớn, có bề dày thành tích lâu đời, khi mà với 9 điểm/môn, thí sinh vẫn chưa chắc đã trúng tuyển vào trường. Trong khi nhiều trường khác thí sinh chỉ cần qua mức sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là có thể trở thành sinh viên đại học. Sau khi trải qua gia doạn thi đầu vào đầy cam go thì các sinh viên Y Dược lại mất nhiều năm để dày công luyện tập rồi thực hành, những năm tháng tuổi trẻ chôn vùi với kỉ niệm sinh viên. Ra trường đi làm, việc làm ngành y cũng thuộc loại bận rộn và áp lực kéo dài khi phải tiếp đón và chữa trị cho quá nhiều bệnh nhân. Nước ta là một Quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cả nước.
Nghề y - nghề của sự nguy hiểm
Những ngày tháng sống ở viện cũng là những ngày tiếp xúc với các mầm bệnh. Từ bệnh nhân cúm đến các căn bệnh lây nhiễm như lao phổi, HIV, bác sĩ đều phải điều trị mà không có sự chọn lựa. Bác sĩ là những người trực tiếp tiếp xúc với nguồn bệnh, do đó nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, chưa kể đến những tại nạn hay sự cố họ phải trả giá bằng tính mạng và sức khỏe của mình. Thời gian gần đây, khi báo đài đưa tin về các vụ bạo hành của ngành Y, là một người ngoài ngành chúng tôi thấy cảm thông với những người đang cống hiến trọn đời để bảo vệ xã hội, bảo vệ chính chúng tôi. Nghề nào cũng không tránh khỏi sai sót nhưng đặc thù nghề y có thể dẫn đến hậu quả chết người. Nhiều người không thể hiểu được những áp lực, mệt mỏi sau những ánh hào quang mọi người vẫn viễn tưởng là những nguy hiểm đến tính mạng như thế.
Nghề Y – Nghề của sự khắc nghiệt và nguy hiểm
Nghề Y – Nghề đòi hỏi sự trí óc và chuẩn xác 100%
Các công việc của nghề y, không những đòi hỏi sự lao động trí óc chuẩn chỉ và lao động chân tay cũng phải chuẩn xác 100% không thể xảy ra sai xót. Những Bác sĩ Y học cổ truyền phải thực hiện những bài vật lý trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, trông nhẹ nhàng là thế nhưng đòi hỏi các Bác sĩ Đông y phải rât khéo léo thông suốt những kiến thức trong ngành.
Nghề y – Nghề của sự bạc bẽo
Những bạc bẽo của nghề Y là những thái độ thờ ơ của người bệnh với Bác sĩ. Họ sẵn sàng vồ vập và săn đón khi cần thiết nhưng khi không cần họ thản nhiên quay lưng lại. Không chỉ vậy, những chiếc phong bì trong ngành y cũng đang đánh giá sự phân biệt của xã hội với ngành bảo vệ sức khỏe này. Khi Bộ y tế đang ra sức chống nạn phong bì thì người dân vẫn tiếp tục dùng biện pháp này với mong muốn được chữa trị nhanh hơn, được ưu tiên hơn… họ coi những nhân viên y tế như một món hàng và tự ý ra cái giá mình muốn, không chỉ vậy họ còn có những phát ngôn không khoa học làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngành y. Vậy mới nói, ngành Y bạc bẽo lắm, “có tiếng mà không có miếng thơm nào”.
Nghề Y – nghề đòi hỏi sự đam mê và hi sinh cao cả
Nghề Y – nghề đòi hỏi sự đam mê và hi sinh cao cả
Chỉ khi có đam mê người ta mới sẵn sàng học một nghề bạc bẽo như thế. Đã từng có những câu chuyện đau lòng xung quanh người Bác sĩ vì những ca cấp cứu mà không có thời gian gặp người thân lần cuối trước lúc ra đi, họ cống hiến cho xã hội nhưu vậy nhưng chính xã hội chưa đáp trả lại họ mà trái lại còn thêm những ác ý cho những người hành nghề y này.
Những câu chuyện bỏ lỡ tuổi xuân, bỏ lỡ hạnh phúc gia đình không còn hiếm gặp trong những câu chuyện nói về ngành Y nữa, chính vì vậy, thay vì trả ơn họ hãy chung tay góp sức giúp họ bảo vệ tốt sứ mệnh của mình.
Nguồn: ytevietnam.net.vn