Để xảy ra sự cố y khoa ai là người đau khổ nhất?

Để xảy ra sự cố y khoa là điều chẳng ai mong muốn, Bác sĩ cũng là người chứ chẳng phải “thánh nhân” nên làm sao có thể làm việc mà không xảy ra sai sót?

Ngày 27/09/2017, 09:06:26   Tác giả :     Lượt xem: 750

Ngành Y Dược khác những ngành nghề khác ở chỗ nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, chính vì vậy mà nếu không may để xảy ra sai sót trong quá tình làm việc thì các bác sĩ kiểu gì cũng sẽ bị dư luận lên án, xã hội tẩy chay, thử hỏi điều này có đáng?

Nơm nớp lo sợ khi để xảy ra sự cố y khoa

Nơm nớp lo sợ khi để xảy ra sự cố y khoa

Nơm nớp lo sợ khi để xảy ra sự cố y khoa

Trong vài năm trở lại đây, hàng loạt các sự cố y khoa xảy ra khiến cho tiếng vang của ngành Y tế tụt giảm, mọi cố gắng, nỗ lực trong công cuộc khám chữa bệnh, cứu người trở thành “dã tràng se cát biển đông” và rồi mỗi khi có một sự kiện nào đó xảy ra trong ngành Y tế đều được xã hội “quan tâm” quá mức, nhiều người lên án Bác sĩ thế này, Dược sĩ thế kia mà quên mất rằng những con người đó chính là “vị thần” sẽ kéo mình ở lại với thế giới, với gia đình từ tay thần chết.

Trước vấn đề làm sao thế nào để giải quyết các sự cố y khoa một cách có tình, có lý nhất, Dược sĩ Đặng Nam Anh (Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho rằng: Để xảy ra sự cố trong quá trình làm việc đối với ngành Y tế là điều không ai mong muốn cả, bác sĩ là người có lỗi khi để xảy ra sự cố nhưng cũng không thể vì thế mà đánh đồng tất cả rồi bác bỏ công sức, sự cống hiến của họ. Tuy nhiên, cũng thay vì chê trách, bao che khi có sự cố xảy ra thì mỗi cơ sở y tế, bệnh viện nên triển khai việc báo cáo sự cố để tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất, tránh trường hợp để người nhà bệnh nhân lên tiếng và rẽ câu chuyện đi theo hướng khác. Báo cáo sự cố y khoa có thể diễn ra theo hình thức “tự nguyện” hoặc “bắt buộc”.

Để xảy ra sự cố y khoa ai là người đau khổ nhất?

Để xảy ra sự cố y khoa ai là người đau khổ nhất?

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp che giấu khi để xảy ra sự cố y khoa, nguyên nhân ngọn nguồn là bởi hầu hết những người làm trong ngành Y tế đều lo sợ sẽ bị kỷ luật, bị ghét bỏ, tẩy chay...Ngành Y vốn không có chỗ cho sai lầm, một bác sĩ dù chuyên môn có giỏi đến đâu thì chỉ cần để xảy ra một sự cố nhỏ cũng có thể khiến cho sự nghiệp bị sụp đổ, liệu còn ai có đủ can đảm để cho một bác sĩ đã từng bị dư luận lên án? Liệu có bệnh viện nào sẽ nhận một người bác sĩ đã từng để xảy ra sự cố y khoa dù biết rằng bác sĩ đó là người có tài? Cái gì cũng có nguyên do của nó và che giấu sự cố y khoa nhìn nhận một cách công bằng mà nói thì cũng là cách để bác sĩ tự bảo vệ bản thân khỏi búa rìu dư luận và những lời miệt thị cay nghiệt của những kẻ anh hùng bàn phím mà thôi.

Để xảy ra sự cố y khoa ai là người đau khổ nhất?

Một khi biến cố Y khoa đã xảy ra thì nỗi đau không chỉ dừng lại ở nơi tim người bệnh mà có còn là vết thương lòng mãi chẳng bao giờ nguôi trong tâm trí của người thầy thuốc. Những câu chuyện nghề Y không chỉ lay động lòng người khi chiến đấu với sinh tử mà còn là những nút thắt, day dứt của người thầy thuốc khi để xảy ra biến cố y khoa. Là một người trong nghề, đã không ít lần Bác sĩ Nguyễn Hữu Định (Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) rơi nước mắt trước cái gọi là sự cố y khoa:

 Xin dư luận đừng dùng những tữ ngữ cay nghiệt để chạm vào lòng tự tôn của người bác sỹ

 Xin dư luận đừng dùng những tữ ngữ cay nghiệt để chạm vào lòng tự tôn của người bác sỹ

“Đã không ít lần tôi phẫn nộ, bất lực rồi sụp đổ, mất lòng tin vào cái gọi là công bằng cuộc sống khi chứng kiến cảnh đồng nghiệp (làm trong bệnh viện) lâm vào cảnh khốn đốn, gia đình tan nát khi để xảy ra biến cố y khoa. Đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, khi người bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa bệnh nhân nhưng không được hoặc trong quá trình làm việc nhỡ may để xảy ra sự cố y khoa thì người bệnh chẳng phải là người chịu thiệt thòi nhất, những lúc ấy có ai biết rằng bác sĩ chúng tôi chỉ muốn chết thay người bệnh, cái chết lúc ấy còn dễ dàng hơn cái cảnh sống mà bị dư luận lên án, xã hội tẩy chay. Những biến cố y khoa sẽ chỉ nổi lên một thời gian rồi sẽ bị mọi người quên lãng nhưng đối với người thầy thuốc mà nói thì nó chính là vết thương lòng còn mãi với thời gian. Xin hãy đừng kết tội bác sĩ là không cứu chữa tận tình mà hãy nghĩ rằng họ đã tận tâm tận lực, bản thân tôi đã nhiều lần rơi vào trạng thái vô định chỉ bởi vấn đề “sự cố y khoa”. Tôi cảm thấy thương cho những người thầy có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm cao nhưng vẫn phải chấp nhận bỏ nghề chỉ vì để xảy ra “sự cố y khoa” trong khi họ là người tham gia vào quá trình điều trị chứ không phải là do sai sót chuyên môn. Trước khi phán xét bất cứ điều gì, dư luận xin hiểu rằng, một khi đã lựa chọn nghề Y, khoác lên mình chiếc áo bluse trắng thì chẳng có bác sĩ nào là thờ ơ, vô cảm cả, làm gì có bác sĩ nào thanh thản được khi đứng trước nỗi đau, mất mát của người bệnh. Sứ mệnh của chúng tôi – những người làm trong ngành Y Dược là CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI chứ không phải GIẾT NGƯỜI, chính vì thế mà đừng vội kết tội bác sỹ là vô tâm khi có biến cố xảy ra, cũng xin dư luận đừng dùng những tữ ngữ cay nghiệt để chạm vào lòng tự tôn của người bác sỹ.”

Dù thế nào đi nữa, một khi xảy ra biến cố y khoa thì bác sỹ, thầy thuốc, những người làm trong ngành Y Dược mới là những người đau khổ nhất!

Hải Đường – Ytevietnam.net.vn