Cây Hoàng liên ô rô là cây gì? Công dụng của cây ra sao?

Cây Hoàng liên ô rô là cây gì được khá nhiều người thắc mắc trong quá trình sử dụng cây để hỗ trợ điều trị bệnh cho con người một cách tốt nhất.

Ngày 18/10/2017, 09:10:21   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2259

Cây Hoàng liên ô rô được biết đến là cây thuốc quý chủ yếu sinh sống mọc ở các vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ trong lành với nhiều tác dụng chữa bệnh cho con người.

Cây Hoàng liên ô rô là cây gì?

Cây Hoàng liên ô rô là cây gì được nhiều người tìm hiểu, cây còn có tên gọi khác như Thập đại công lao, cây mật gấu. Cây hoàng liên ô rô có tên khoa học là Mahonia heali Carr, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

Đặc điểm nhận dạng của cây hoàng liên ô rô như sau: Cây Hoàng liên ô rô có chiều cao từ 3-4m, cành không có gai. Cây có lá kép, dài khoảng 30cm, cái hai gai nhỏ ở cuống lá, có từ 5-7 lá chét hình trứng. Phần đầu lá cây có đầu nhọn sắc, cuống tròn, có chiều dài từ 6-10cm, chiều rộng từ 20-45mm. Hoa cây Hoàng liên ô rô có màu vàng nhạt mọc thành chùm, quả mọng, hình tròn có màu xanh.

Cây Hoàng liên ô rô có phải cây mật gấu không?

Cây Hoàng liên ô rô có phải cây mật gấu không?

Cây Hoàng liên ô rô chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Sơn La, Lào Cai, Lai Châu ,Điện Biên, Hòa Bình. Cây được phát hiện từ năm 1967 do trường Đại học Dược khảo sát và tìm thấy lần đầu tiên ở vùng núi cao của huyện Bát Xát cây đã được người dân sử dụng để làm các vị thuốc chữa bệnh.Thân và lá cây được phơi khô để sử dụng bằng cách sắc lấy nước để uống hoặc tán thành bột.

Cây Hoàng liên ô rô có phải là cây mật gấu hay không?

Cây Hoàng liên ô rô có phải là cây mật gấu không? Trên thực tế cây Hoàng liên ô rô chính là một tên gọi khác của cây mật gấu (Miên Bắc, và Miền Nam) được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh cấp và mãn tính cho người bệnh.  Bởi vì cây có vị đắng, thân gỗ nên còn được gọi là cây mật gấu.  Cây Hoàng liên ô rô được coi là bài thuốc dân gian quý, vậy hoàng liên ô rô có công dụng ra sao và những tác dụng cây hoàng liên ô rô đối với sức khỏe con người là gì ?

Cây Hoàng liên ô rô giúp kiểm soát đường huyết: Theo ý kiến của các Dược sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bản chất cây Hoàng liên ô rô hay còn được gọi với cái tên là cây lá đắng cây mật gấu. Trong cây có chứa nhiều các hoạt chất đắng là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm các vitamin : C, E, A, B1,B2 cùng các khoáng chất như glycoside, saponin, alkaloid và tannin; chất Alcoloid nhóm benzyl isoquinolein gồm berberin, berban amin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin… rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường nhờ khả năng kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư: Trong lá cây hoàng liên ô rô có chứa chất rabdoserrin A và excisanin A có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đặc biệt ung thư tử cung.

Công dụng điều trị bệnh sốt rét: Cây Hoàng liên ô ro có chứa chất đắng có khả năng thay thế cho quinine, đồng thòi giúp điều trị các triệu chứng sốt, cảm lạnh nhờ hợp chất xanthones, acid phenolic và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tốt hơn, nhuận tràng chữa táo bón hiệu quả.

Cây Hoàng liên ô rô có tác dụng điều trị bệnh cho con người

Cây Hoàng liên ô rô có tác dụng điều trị bệnh cho con người

Tăng cường khả năng sinh sản: Cây Hoàng liên ô rô còn có khả năng tăng cường kích thích sinh sản ở phụ nữ khó sinh, duy trì đời sống tình dục. Lá cây còn có chứa nhiều carotene, giúp cơ thể phụ nữ cân bằng quá trình tổng hợp các hormone sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi xuân.

Ngoài ra cây Hoàng liên ô rô còn có các công dụng chữa bệnh khác như: Chống buồn nôn, tăng cường cảm giác ăn ngon miệng, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan siêu vi C,B, thanh lọc giải độc, bảo vệ gan, thận, làm giảm hàm lượng cholestrol xấu. Trong dân gian người ta thường đem cây hoàng liên ô rô này ngâm với rượu để uống, rượu hoàng liên ô rô có tác dụng đối với sức khỏe con người

Cây Hoàng liên ô rô còn được gọi là cây mật gấu miền Bắc để phân biệt với cây mật gấu miền Nam. Mặc dù có công dụng điều trị một số bệnh nhưng không nên lạm dụng quá, khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chữa bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh các tác hại cho cơ thể.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn