Để trở thành bác sĩ, trước tiên cần phải trải qua quá trình học hành, thi cử, phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ mà yêu cầu của nghề đặt ra như đạo đức, kỹ năng, chuyên môn, yêu người, yêu nghề…
- Điểm mặt chỉ tên con giáp Y Dược sẽ là “tay hòm chìa khóa”?
- Nữ bác sĩ tuổi nào sẽ soán ngôi con giáp chung tình nhất?
- Gái ngành Y chia sẻ bí kíp giúp vợ chồng hạnh phúc đến đầu bạc răng long
Nghề Y luôn có những đặc thù riêng
Ở những ngành khác nam/nữ đều xinh đẹp, ngành Y thì ngược lại
Điều này chắc hẳn các bạn cũng dễ dàng nhận ra trong quá trình theo học tại các trường Đại học Y Dược, trong lúc các bạn ngành khác thì váy ngắn quần dài, áo nọ quần kia thì các bạn nam nữ trường Y chỉ với một hình ảnh khá đơn điệu, áo blouse trắng cùng quần âu, mặt mộc, tóc buộc cao hoặc cắt ngắn. Nói chung là hình dáng bên ngoài sẽ giản dị và gọn gàng hết mức có thể, thậm chí nhiều người còn nhận xét trái,gái ngành Y đôi phần “lạc hậu” vì không mấy khi mặc đồ theo mốt, đơn giản không phải là không muốn mà chỉ vì tính chất công việc và cũng không có nhiều thời gian để mặc.
Vì thế mà những người trong ngànhY tỉ lệ sắc xuất lấy nhau cũng cao, thứ nhất là có thể hiểu và cảm thông cho nghề nghiệp của nhau, thứ 2 không có nhiều thời gian tán tỉnh vui chơi bên ngoài, thứ 3 là do những người khác giới thường nhận xét, trai/ gái ngành Y khó gần, kiêu căng, mặt lúc nào cũng đăm chiêu, khó tính, đó có thể gọi chung là căn bệnh nghề nghiệp của người làm ngành Y.
Sức khỏe yếu, thường xuyên bị làm phiền bởi người quen
Có một thực tế đó là, mặc dù bác sĩ là người bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng nhưng lại không thể đảm bảo được sức khỏe cho chính mình. Đơn giản vì thường xuyên làm việc với cường độ công việc cao, ăn uống không đúng giờ giấc, công việc phụ thuộc vào bệnh nhân hay thường xuyên làm những ca mổ kéo dài cả chục tiếng đồng hồ, làm ngày thức đêm. Một vài căn bệnh người nghề Y hay mắc phải như đau dạ dày, thoải hóa vị đĩa đêm, đau lưng, streest…
Còn một điều nữa mà bác sĩ hay rơi vào những tình huống dở khóc dở cười mang tên “nhờ vả” đến từ bạn bè, cô dì, chú bác, cứ có vấn đề nặng nhẹ là gọi điện hỏi, nên uống thuốc tân dược gì, làm sao để bệnh nhanh khỏi, hôm nay đi khám bệnh nhờ sếp số hộ bla…bla…
Nhưng cũng có những hạnh phúc mà không nghề nào có được
Lương thấp, tăng lương chậm
Nhiều người thường nghĩ lương bác sĩ sẽ cao lắm, vì nếu lương có thấp thì lậu cũng nhiều, nhưng đó chỉ là những lời nói cho “vui mồm”, còn trên thực tế lương bác sĩ cũng chỉ được tính như những ngành nghề khác, theo quy định của luật lao động, có hơn thì cũng được hơn tiền trợ cấp, trực đêm, mà đó cũng là quyền lợi chính đáng, họ bỏ công bỏ sức ra làm chứ không phải được hưởng không. Còn nếu để được tăng lương thì cùng cần phải xét duyệt rất lâu và nhiều, nếu được tăng thì cũng không quá cao.
Khó để tự kinh doanh riêng
Hiện nay, đã có rất nhiều bệnh viện phòng khám tư, nên nhiều người thường nghĩ học Y nếu không làm trong bệnh viện của Bộ y tế Việt Nam thì cũng có thể tự mở phòng khám riêng. Tuy nhiên, để làm được điều này trước tiên bạn cần số vốn khá lớn, nhưng chuyên môn, tay nghề, kiến thức mới là yếu tố quyết định hàng đầu, thông thường để được mở phòng khám riêng bạn cần phải có giấy phép hành nghề vài năm, được kiểm tra trình độ và kỹ năng chuyên môn rất khắt khe. Đó chính là lý do vì sao những người làm ở phòng khám tư chủ yếu là bác sĩ lớn tuổi.
Vô hình chung đó là những thứ bạn bắt buộc phải trải qua khi làm nghề Y, tuy nhiên nghề nào cũng luôn có những khó khăn và vất vả riêng, nhưng bên cạnh đó nghề Y luôn có những niềm vui và hạnh phúc mà không ngành nghề nào có được, chính vì lẽ đó mà ngành Y luôn được xã hội coi trọng và gọi với danh xưng nghề cao quý trong tất các nghề.
Nguyễn An - ytevietnam.net.vn