- Thận trọng những tác dụng phụ cây mật gấu khi chữa bệnh
- Cây mật gấu tên tiếng anh là gì? Tác dụng của cây ra sao?
- Uống trà hoa cúc có tác dụng gì cho sức khỏe?
Tam thất bắc: Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền
Phân biệt tính chất, đặc điểm của tam thất bắc
Tam thất bắc có hình búp măng tròn hoặc hình thoi, đầu trên hơi to, đầu dưới nhỏ dần. Bề mặt bên ngoài của tam thất màu nâu hoặc be vàng, quen gọi là “đồng bì” (da đồng). Có vân dọc nhỏ đứt nối nhau, chỗ nào vân ít thì hơi có ánh quang. Đỉnh ngọn phình to ra, có gốc cây còn sót lại, xung quanh đó có những cái tật nổi gồ lên rất rõ, quen gọi đó là “đầu sư tử”. Các mắt vỏ nằm ngang, dài, hơi nhô lên, có vết đứt của rễ nhánh và ngân rễ chùm. Chất rắn chắc, không dễ gì bẻ gẫy, mặt cắt màu be đen hoặc màu vàng xám. Mùi nhẹ, vị đắng sau ngọt. Thông thường dùng tam thất dạng bột, có màu vàng xám. – cô Bùi Huỳnh (GV YHCT Vật lý trị liệu – Trường CĐ Y dược Pasteur) chia sẻ.
Tác dụng của củ tam thất bắc là gì?
Chuyên gia Bùi Huỳnh cho biết, tam thất được biết đến với vô vàn công dụng chữa bệnh, dưỡng bệnh trong y học cổ truyền. Để sử dụng tam thất phát huy tác dụng tốt nhất người dùng cần hiểu rõ công dụng trị bệnh của tam thất nói chung và các vị thuốc nói riêng.
Tác dụng của củ tam thất bắc là gì?
Dưới đây là một số tác dụng cơ bản mà tam thất bắc đem lại cho cơ thể con người sau khi được bào chế thành vị thuốc:
- Bảo vệ hệ thần kinh, chống lại các tác động quá mạnh khiến thần kinh “hưng phấn” quá mức hoặc chống cả chứng trầm cảm (đặc biệt hữu ích do thời hiện nay chứng trầm cảm xuất hiện khá phổ biến).
- Tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, chống lại những bệnh thông thường, phổ biến mà cơ thể hay mắc. Bảo vệ sức khỏe đối với những người thể trạng yếu.
- Cầm máu, làm tan máu, giảm sưng
- Ngăn ngừa, phòng chống các bệnh ung thư và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối u – kéo dài tuổi thọ người bệnh.
- Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, bảo vệ hệ tim mạch của bạn khỏe mạnh.
Một số bài thuốc cổ truyền từ củ tam thất bắc
Chữa nôn ra máu: gà 1 con làm sạch bỏ lòng. Tam thất bột 5g. Nước ngó sen 1 cốc (200ml). Rượu lâu năm nửa chén (15ml). Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.
Chữa ho ra máu, chảy máu cam, đi ngoài, đi tiểu ra máu: đá hoa 12g (nung). Tam thất 10g. Than tóc rối đốt tồn tính 4g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước chín sẽ khỏi.
Đi tiểu ra máu: tam thất bột 4g. Nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.
Xuất huyết đại tràng: tam thất bột 8g. Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 10g, bạch thược 10g, đương quy tẩm rượu sao 10g, xuyên khung 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.
Loét hành tá tràng và dạ dày: tam thất bột 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 - 21 ngày.
Lỵ ra máu: bột tam thất 12g. Nước gạo nếp vừa đủ. Uống từ 2 - 3 ngày.
Xích bạch đới: bột tam thất 5g uống với 15ml rượu nóng.
Đau bụng kinh: bột tam thất 5g. Uống trước khi hành kinh 3 ngày cho tới khi có kinh, nếu hết đau thì ngừng. Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): ngày uống 5g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
Sau khi đẻ máu ra nhiều: bột tam thất 6g hòa với nước cháo uống hàng ngày.
Một số bài thuốc cổ truyền từ củ tam thất bắc
Bệnh mạch vành (phòng và chữa): Chuyên gia Bùi Huỳnh (GV YHCT Vật lý trị liệu – Trường CĐ Y dược Pasteur) chia sẻ cách dùng tam thất đối với bệnh mạch vành như sau: bột tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi. Hay bột nhân sâm và bột tam thất mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi. Hoặc dùng bột tam thất 1,5g, bột ngọc trai 0,3g, bột xuyên bối mẫu 3g. Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi. Đau tức ngực: bột tam thất 8g. Uống với 15ml rượu nóng. Uống hàng ngày, lâu dài.
Phòng và chữa đau thắt ngực: ngày uống 3 - 6g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước còn ấm. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
Chữa thấp tim: ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 - 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày. Hay bột tam thất 1g, uống ngày 2 - 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Vết thương phần mềm bầm tím: bột tam thất một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất lên sẽ lành.
Bị ngã hoặc đánh mà vết thương bầm tím lâu không hết: tam thất uống 5g, nhai nát đắp lên.
Bị đánh hoặc ngã có vết thương kín trong nội tạng: bột tam thất 15g. Cua sống 1 con. Làm sạch cua, giã nát, trộn đều, uống với rượu nóng. Cứ 2 ngày 1 lần tới khi hết đau.
Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến: tam thất sống 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào buổi sáng sớm.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2 - 3g, cách nhau 6 - 8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa đau thắt lưng: bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm.
Viêm tĩnh mạch nông: uống bột tam thất 2 lần/ngày, mỗi lần 2g.
Bổ dưỡng: chóng mặt do thiếu máu: tam thất 3g, chim bồ câu 1 con. Hấp cách thủy để ăn hàng ngày.
Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: đương quy 15 - 30g, xuyên khung 15 - 30g, xích thược 15 - 20g, hồng hoa 8 - 10g, tam thất 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Nguồn: http://ytevietnam.net.vn - Trường CĐ Y dược Pasteur