Công dụng chữa bệnh của cây Mù U

Người bị mụn nhọt, lở, ghẻ có thể dùng hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc bôi hoặc dùng dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi.

Ngày 26/08/2019, 08:32:04   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1750

Cây mù u hay còn được biết đến với tên gọi cây đồng hồ, cây khung tung, có tên khoa học Calophyllum  inophyllum L thuộc họ măng cụt

 Công dụng chữa bệnh của cây Mù U
 Công dụng chữa bệnh của cây Mù U

Đặc điểm nhận biết cây Mù u

Theo tin y tế tồng hợp: Cây mù u cao chừng 10-15m , có lá mỏng, mọc đối xứng, thon dài, phía cuối  hơi thắt lại, đầu lá tù, phiến lá dài 10-17cm rộng 5-8cm, gân nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rõ hai mặt lá. Hoa mù u to, màu trắng, mùi thơm, mọc thành chùng xim ở kẽ lá hoặc đầu cành, mùa hoa thương từ tháng 2-6. Quả hạch, hình cầu, đường kính khoảng 2.5cm, chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày và cứng, mùa quả chín từ tháng 10-12. Hạt mù u có lá mầm chứa chất nhiều dầu

Phân bố cây Mù u

Chuyên gia YHCT Nguyễn Linh (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Cây mù u là cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình, Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho. Cây Mù U mọc hoang thường mọc tại các vùng đất cát, nhân dân thường trồng Mù u để lấy hạt ép dầu thắp đèn. Cây Mù U thường bắt đầu cho quả sau 4 năm, một cây có thể cho từ 30-50kg hạt.

Đặc điểm nhận biết cây Mù u
Đặc điểm nhận biết cây Mù u

Thành phần hóa học có trong cây Mù u

Hạt Mù u thường chứa từ 41-51% là dầu, tỉ lệ dầu trong hạt có thể lên tới 73%. Từ dầu thô có thể tách ra 71% dầu béo, 29% là nhựa. Dầu thô thường sách, màu xanh lục sẫm, có vị đắng, mùi đặc biệt. Khi loại bỏ nhựa, dầu lỏng sẽ có màu nâu vàng, trong đó có chứa panmitin, stearin, olein và arachidin. Với công nghệ hiện đại nhiều nhà khoa học đã tách chiết được axit calophylic, calophylotlit, từ đó chiết tách được axit benzoic, axetonphenon

Công dụng và liều dùng

Cây mù u thường được sử dụng rộng rãi trong nhân dân qua các bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả. Người dân thường dùng nhựa mù u dưới dạng bột rắc lên các vết lở loét, mụn nhọt, tai có mủ. Dầu mù u thường dùng để chữa ghẻ, bệnh ngoài da hay trộn đều với ít vôi đun lên rồi bôi vào. Este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do hủi với liều từ  5-10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5-20ml (uống). Không những thế dầu mù u có iôt có thể dùng điều trị bệnh tràng nhạc . Dầu mù u còn dùng xoa bóp trị bệnh thấp khớp.

“Tác dụng lên sẹo và an thần của dầu mù u cũng được nhiều tài liệu ghi nhận. Từ năm 1983, tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh đã dùng dầu mù u điều trị các viết thương, viêm xương và đạt hiệu quả rất tốt. Tác giả Nguyễn Tiến Hải dùng dầu mù u điều trị thành công lộ tuyến viêm cổ tử cung. Ngoài việc dùng  làm thuốc, dầu mù u còn được nhân dân dùng thắp đèn, có thể dùng nấu xà phòng, gỗ mù u dùng đóng thuyền và làm cột buồm.” – Nguyễn Linh (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ.

Một số bài thuốc dân gian có dùng Mù u

Mù u được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh như:

Một số bài thuốc dân gian có dùng Mù u
Một số bài thuốc dân gian có dùng Mù u

  • Ðau dạ dày: Bùng 20g bột vỏ Mù , 14g cam thảo nam, 1g bột Quế cùng với tá dược vừa đủ làm thành 100 viên, mỗi ngày uống 2 lần, 4 viên/ lần.
  • Người bị mụn nhọt, lở, ghẻ có thể dùng hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc bôi hoặc dùng dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi.
  • Giải độc: dùng nhựa mù u hòa  nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu không có nhựa mù u  thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần.
  • Viêm răng thối loét: dùng nhựa Mù u trộn với bột Hoàng đơn bôi liên tục vào chân răng. Nếu có tình trạng răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra dùng rễ Mù u và rễ Câu kỷ (Rau khởi) liều lượng bằng nhau, sắc nước ngậm nhiều lần.
  • Người phong thấp đau xương và thận hư đau lưng hoặc bị thương đau nhức: Rễ Mù u 40g sắc uống.

Nguồn: Tin Y Tế Việt Nam 24/7 (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)