Cây mật gấu là gì? Cây Mật gấu hay còn gọi là cây Lá đắng (khi nhai loại lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt lưu lại trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước để uống.
Cây Mật gấu hay còn gọi là cây Lá đắng
Cây mật gấu, cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loại cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á đặc biệt là ở Việt Nam.
Người dân thường gọi cây Mật gấu với các tên: cây lá đắng, cây hoàng liên ô rô,… Trong bài viết sau đây trang Tin Tức Y Tế sẽ tổng hợp lại các thông tin chính xác về loại cây này, giúp bạn đọc tránh bị nhầm lẫn với các loài cây khác.
Thành phần hoá học của cây mật gấu (cây lá đắng)
Theo giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn Vị đắng của lá mật gấu do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng chống lại ung thư). Ngoài ra lá đắng (lá mật gấu) còn chứa các chất khoáng như : magnesium, chromium, manganese, selenium, Fe, đồng (Cu+), kẽm (Zn), Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
Cây lá đắng có vị đắng giúp chữa nhiều bệnh
Tác dụng dược học của cây lá đắng (cây mật gấu)
Những hợp chất trong lá mật gấu (lá đắng) có tác dụng hỗ trợ trị một số bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và các loại vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm 2/2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) công bố rằng trong lá mật gấu (lá đắng) có tác dụng giảm tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Các Polyphenol mang tính kháng viêm và Anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận và gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Độc tính - tác hại cây mật gấu
Các thí nghiệm được thực hiện như sau, sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết từ lá mật gấu (lá đắng) với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật uống và không uống nước lá Đắng về:
- Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết
- Trọng lượng cơ thể
- Số lượng tế bào trong máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây mật gấu (lá đắng) chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.
Hình ảnh Cây hoàng liên ô rô chính là cây mật gấu ở Việt Nam
Tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu (cây lá đắng, hoàng liên ô rô)
Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học cổ truyền dân gian của các nước. Cây mật gấu (Lá đắng) hiện được sử dụng như một hoạt chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh mạn tính như sau:
- Đái tháo đường type 2,
- Rối loạn lipid máu (mỡ máu),
- Tăng huyết áp, huyết áp cao
- Một số bệnh đường tiêu hoá thường gặp: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây mật gấu (Lá đắng) chữa bệnh:
- Tại quốc gia Ấn Độ: dùng lá đắng chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
- Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
- Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
- Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm nước trà uống giúp lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Cách phân biệt nhận dạng cây mật gấu ở Việt Nam
Cây mật gấu miền Nam
Còn được gọi là cây mật gấu Nam bộ , săm gan , kim thất tài , cây lá đắng.
Trên thế giới thì loài cây mật gấu (lá đắng) phân bố Châu phi, Việt Nam, Trung quốc.
Tại việt nam được trồng nhiều trong nhân dân tại các tỉnh miền tây như đồng tháp , cần thơ.
Cây mật gấu miền Nam thuộc loại cúc , sống lâu năm cao từ 1 - 2m , hình dáng cây mật gấu: cành thẳng, thân mềm nhỏ, dạng bụi, giống cây dâu tằm… cây nhỏ thân thảo có nhiều mủ trắng, khi lớn thành thân gỗ trắng.
Lá cây mật gấu ở Nam bộ, răng cưa phần phiền lá hơi dày, mềm mãi, đường kính của lá từ 2 – 4 cm . Cuống dài 2cm, lá dài và to, có lông tơ, đầu lá nhọn và to, đầu lá nhọn hơi tù, hoa mọc thành từng chùm, ở đầu cành. Khi lá già , mặt lá nhẵn bóng .
Hình ảnh Cây mật gấu miền Nam và Cây mật gấu miền Bắc
Cây mật gấu miền Bắc
Mọc chủ yếu tại vùng cao của miền bắc như Lai châu, Sơn La,…Cây mật gấu miền Bắc thân gỗ màu vàng , cao 4 -6 m .
Lá mật gấu ở miền Bắc: lá kép hình lồng chim lẻ, mọc so le với nhau, dài 20-40 cm . Cách nhận biết đầu tiên với hình ảnh Cây mật gấu miền Bắc (hình dáng cây thân thảo, lâu năm mới thành thân gỗ, ruột màu trắng, thân cây như cây khoai mì có mắt)
Dược tính cây mật gấu miền Bắc: Alcoloid nhóm benzyl isoquinolein: gồm berberin, berbamin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin và jatrorrhizin… Rễ cây mật gấu có chứa umbellatin (0,48%) và neprotin. Quả cũng có berberin và jatrorrhizin.
Lời khuyên dành cho người dùng cây mật gấu
Qua quan ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nước cây mật gấu (Lá Đắng) cho thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp.
Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy lá mật gấu (Lá Đắng) an toàn khi uống. Tuy nhiên, ở Việt Nam nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố về loại cây này. Nên cần được theo dõi và đánh giá thêm.
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết về cách làm bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu(cây lá đắng, hoàng liên ô rô) hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp,… trong chuyên mục Cây Mật Gấu (lá đắng) trên trang.
Nguồn: Tin Tức Y Tế Việt Nam