Cảnh báo: Nữ bệnh nhân suýt mất mạng vì tiêm thuốc tê nhổ răng

Gần đây, nữ bệnh nhân 36 tuổi phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch biến chứng suy đa tạng sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng 10 phút.

Ngày 16/07/2017, 00:46:16   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2484

Theo tin tức y tế Việt Nam đưa tin thì nữ bệnh nhân trên đang cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai vì bị sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng bằng kỹ thuật trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO). Theo thông tin từ giảng viên đang dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh nhân được gây tê bằng lidocaine 2% để nhổ răng thì trở nên lơ mơ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch vì tiêm thuốc tê nhổ răng

Bệnh nhân đã được chẩn đoán phản vệ với lidocaine và xử trí bằng tiêm bắp adrenalin 0,5 mg/ lần. Sau tiêm bệnh nhân đỡ mệt, sau 10 phút bệnh nhân lại xuất hiện khó thở mệt nhiều và được tiêm adrenaline nhắc lại khoảng 20 lần, cả trên đường chuyển đến bệnh viện địa phương.

Tại bệnh viện địa phương bệnh nhân tỉnh táo nhưng vẫn khó thở, tím môi và đầu chi, phổi nhiều ran ẩm, được truyền adrenalin tĩnh mạch liên tục và tăng liều, huyết áp không đo được. Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, thở máy nhưng sau 10 phút xuất hiện ngừng tuần hoàn. Bác sĩ cấp cứu để có tuần hoàn trở lại nhưng do tình trạng không cải thiện, xuất hiện rung thất và ngừng tuần hoàn. Cấp cứu trong khoảng 1 phút có tim đập lại, sau đó chuyển bệnh viện Bạch Mai.

Tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán tình trạng phản vệ nguy kịch có biến chứng suy đa tạng. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc và lọc máu liên tục.

Bệnh nhân xuất viện sau 2 tuần điều trị tại BN Bạch Mai

Tại BV Bạch Mai, bệnh nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn, các bác sĩ tiếp tục cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện phá rung 360J/ lần 3 lần, và tiến hành kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), tiếp tục duy trì lọc máu liên tục.

Sau 2 ngày bệnh nhân sốt 39 độ C, x -quang mờ lan tỏa hai phổi, nên đã được bổ sung thêm kháng sinh meropenem và colistin. Sau 6 ngày tim phổi nhân tạo và lọc máu liên tục, tình trạng bệnh nhân cải thiện, siêu âm không sốt, x – quang không có tràn khí màng phổi nên đã cai và rút ECMO. Sau 1 ngày rút nội khí quản, dừng lọc máu liên tục.

Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và xuất viện.

Thông tin về trường hợp này cũng đã được các thầy cô giáo ở các trường Đại học Y Dược trên cả nước truyền đạt đến sinh viên của mình.

Nguồn theo Báo Infonet