Những điểm cần chú ý trong bài tập phản ứng dung dịch môn Hóa THPT Quốc gia năm 2018

Dạng bài tập phản ứng của dung dịch tương đối đơn giản, nhưng thí sinh cũng cần nắm được một số điểm cần chú ý cũng như thứ tự phản ứng để dành trọn điểm bài này.

Ngày 28/04/2018, 05:52:51   Tác giả :     Lượt xem: 1953

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đang đến rất gần, đây là thời điểm chạy nước rút ở tất cả các môn. Đối với môn Hóa học, các thí sinh cần nắm vững kiến thức cũng như những định luật và hệ quả của các định luật để giải nhanh bài thi của mình.

Những điểm cần chú ý trong bài tập phản ứng dung dịch môn Hóa THPT Quốc gia năm 2018

Những điểm cần chú ý trong bài tập phản ứng dung dịch môn Hóa

Những điểm cần chú ý trong bài tập phản ứng dung dịch môn Hóa năm 2018

Đối với môn Hóa trong phần phản ứng trong dung dịch các thí sinh cần lưu ý những lỗi cơ bản sau đây:

  • Lỗi về bỏ sót lượng ion HCO3 (-) trong dung dịch: Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối có chứa cả ion CO3(2-) và ion HCO3(-) thì thứ tự phản ứng xảy ra vẫn giống với trường hợp trên vì CO3(2-) có tính bazơ mạnh hơn HCO3(-) nên phản ứng trước. Tuy nhiên trong quá trình tính toán, nhiều bạn bỏ qua lượng ion HCO3(-) có sẵn trong dung dịch mà chỉ tính phần tạo ra do phản ứng của H(+) với CO3(2-) thì kết quả thu được cũng không cho ra đáp án chính xác.
  • Lỗi về thứ tự phản ứng: Khi cho dung dịch chứ ion H(+) từ từ vào trong dung dịch muối có chứa CO3 (2-) thì thứ tự phản ứng sẽ xảy ra như sau: Đầu tiên, H(+) sẽ phản ứng với CO3(2-) tạo ra HCO3(-), khi CO3(2-) đã phản ứng hết, mới tiếp tục xảy ra phản ứng giữa H(+) và HCO3(-) tạo ra khí CO2 và nước. Nhiều bạn tính toán số liệu theo suy nghĩ 2 phản ứng xảy ra đồng thời, dẫn đến kết quả bị sai.

Các thí sinh cần nắm vững được thứ tự phản ứng trong bài toán dung dịch

Các thí sinh cần nắm vững được thứ tự phản ứng trong bài toán dung dịch

  • Lỗi thường gặp khi cho dung dịch muối vào dung dịch có chứa H+: Đối với dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch có chứa ion H(+), 2 phản ứng đồng thời xảy ra và tạo khí CO2 cho đến khi nào hết H(+) thì dừng lại. Trong trường hợp này, vì H(+) rất dư nên sẽ không còn phản ứng tạo ion HCO3(-), do đó nếu vẫn viết phương trình phản ứng giống như những trường hợp trước, các bạn sẽ sai ngay từ khi bắt đầu.
  • Lỗi khi tính khối lượng chất tan sau phản ứng: Khi đề bài cho khối lượng chất tan sau phản ứng làm số liệu để tính các đại lượng chưa biết thì việc xác định được số lượng các chất tan trong dung dịch lúc này là rất quan trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không ít bạn lại quên rằng khi có khí CO2 thoát ra thì trong dung dịch vẫn còn chứa ion HCO3(-), dẫn đến xác định các chất tan chỉ là Na(+), K(+), Cl(-), đương nhiên kết quả sẽ bị sai.
  • Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được sẽ giúp các thí sinh tránh được những lỗi sai cơ bản để tránh mất điểm trong chuyên đề này.

Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Nguồn: Ytevietnam.net.vn