Phút trải lòng hiếm hoi của nữ bác sĩ thực tập muốn bỏ nghề

Nghĩ về ngành Y, những bạn sinh viên đang theo học nghĩ đến nỗi ám ảnh, áp lực, hoang mang , sợ hãi và từng muốn bỏ nghề nhiều hơn là tự hào. Vì sao thế?

Ngày 20/03/2018, 09:05:18   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 12008

Những cô cậu học trò trường Y còn quá ngây thơ cho đến khi bước vào phòng phẫu thuật xác, phòng trực cấp cứu mới nhận ra rằng: Có lẽ mình đã chọn nhầm nghề. Nhiều người quay đầu chọn lại, có kẻ gắng gượng đi hết và có những bác sĩ đứng ở ngã ba đường, biết đi hay dừng?

Phút trải lòng hiếm hoi của nữ bác sĩ thực tập muốn bỏ nghề

Phút trải lòng hiếm hoi của nữ bác sĩ thực tập muốn bỏ nghề

Bài học đầu đời của sinh viên Y chẳng như mơ

Tôi bước vào trường Y với niềm ao ước, với sự tự hào đến cháy bỏng để có thể làm cái nghề cứu lấy mạng sống của nhiều người. Gia đình, bạn bè phía sau cổ vũ, ngưỡng mộ tôi đến nhường nào chắc chỉ có mấy bạn đỗ Đại học Y Dược mấy năm qua mới hiểu được. Từ ngày đầu tiên ấy, trong đầu đã bắt đầu có cái ý niệm “phải học thật giỏi để đỗ trường Y”, “phải trở thành bác sĩ giỏi” “phải phấn đấu trở thành bác sĩ thành đạt”…và rồi vượt qua kỳ thi THPT quốc gia một cách xuất sắc, tôi trở thành sinh viên Đại học Y khoa có tiếng. Nghe sao mà oách thế. Sắp làm bác sĩ rồi cơ đấy, cảm giác lâng lâng ấy chỉ có được đến khi bắt đầu đi học, sáng lý thuyết, chiều thực hành, tối đi trực. Một lịch trình dày đặc kín mít đến nỗi tôi chẳng còn kịp nhận ra mình đã già nua và thay đổi ra sao từ khi bước vào ngôi trường đào tạo bác sĩ ấy.

Chưa kể, áp lực thi cử, học hành rồi bao nhiêu thứ trong cuộc sống khiến tôi muốn nổ tung. Hôm đi học còn chứng kiến đứa bạn cùng lớp bị yếu bóng vía vừa vào phòng phẫu thuật xác chuẩn bị thực hành thì con bé đã lăn đùng ra ngất làm cả lớp phát hoảng. Rồi sau dần quen với kiểu các bạn thực tập ở bệnh viện thấy mấy ca cấp cứu máu lênh láng, be bét đã gục ngay giữa phòng khiến bản thân vừa buồn cười, vừa thương. Giá ngày ấy các bạn không ham cái danh sinh viên Đại học Y Dược danh giá, nổi tiếng, giỏi giang thì đã không khổ đến thế. Những trải nghiệm đầu đời ấy khiến tôi quên mất nỗi sợ hãi của bản thân. So với các bạn khác, chúng tôi đã phải thực hành quá sớm. 6 năm ở trường với cường độ và công việc thực hành tương đương với 18 năm các sinh viên học ở trường khác.

Bài học đầu đời của sinh viên Y chẳng như mơ

Bài học đầu đời của sinh viên Y chẳng như mơ

Thử tưởng tượng đi, áp lực và căng thẳng đến thế nào. Thử hỏi làm sao các bạn không hoảng sợ mà bỏ học, mà bỏ cái nghề đã từng khiến họ phấn đấu ra sao để đỗ vào. Nhiều người như tôi đã phải gắng gượng sau những giờ học mệt ngoài. Vì cái nghề yêu cầu quá cao ở kinh nghiệm nên từ nhẹ đến nặng, sinh viên y chúng tôi đã phải đối mặt với nỗi sợ. Không chỉ kiến thức mà tôi còn phải tự học những kỹ năng để đối phó với nạn hành hung ở bệnh viện, với thái độ “chẳng coi bác sĩ, sinh viên thực tập ra gì” của bệnh nhân và người nhà….Tôi thực sự mệt mỏi và muốn bỏ nghề.

Vì sao nữ bác sĩ tương lai muốn bỏ nghề Y?

Đã từng muốn bỏ nghề khi biết được các bác sĩ ngoại khoa trung bình phải đứng mổ từ 7h30 sáng đến 22 -23 giờ mỗi ngày. Dù tôi có yêu nghề, có phấn đấu ra sao thì là một cô gái làm sao có đủ sức khỏe để đứng bên bàn mổ từng ấy thời gian. Chưa kể, sau này làm việc tôi và đồng nghiệp còn phải chứng kiến nỗi ám ảnh khi người bệnh chết ngay trước mắt mà bất khả kháng người thầy thuốc chẳng thể làm gì hơn.

Chuyện nghề Y cũng là nơi chúng tôi, những người đang thực tập nghề cứu người trải lòng nhiều hơn. Khi công việc mệt mỏi, căng thẳng và đầy rẫy biến cố thì những bác sĩ như chúng tôi biết làm sao. Chỉ mong sao hết ca trực, bệnh nhân của mình “bình an vô sợ” không gặp sự cố gì là may lắm rồi. Và còn nhiều người khi chứng kiến công việc lúc nào cũng căng như dây đàn của bác sĩ thì liệu có trụ nổi với nghề được 1 năm, 10 năm hay 20 năm không? Hay rồi cũng bỏ nghề mà đi.

Vì sao nữ bác sĩ tương lai muốn bỏ nghề Y?

Vì sao nữ bác sĩ tương lai muốn bỏ nghề Y?

Vì thế để sống và cống hiến với nghề Y thì bác sĩ như chúng tôi cần phải tự học, tự gắng để có được 3 thứ. Đó là: sức khỏe thật tốt để chịu đựng áp lực công việc, đủ đam mê nghề nghiệp và tình yêu với nghề để vượt qua khó khăn và sống biết có kỷ luật, biết chịu trách nhiệm với công việc của mình. Hẳn sẽ rất khó nhưng tôi sẽ cố gắng. Còn bạn thì sao, những độc giả của trang tin tức y tế Việt Nam?

Trang Minh