Nghề hiếm ai dám làm: Trông coi và chăm sóc tử thi trong nhà xác?

Có thể bạn chưa biết trên đời này có có một cái nghề mà hiếm ai dám đảm nhận. Đó là nghề chăm sóc xác người tại nhà đại thể hay còn gọi là nhà xác.

Ngày 17/03/2018, 08:50:29   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2497

Nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành Y Dược chỉ biết rằng công việc của người làm nghề chữa bệnh cứu người cũng đã đủ khiến bạn phải rùng mình, những ca bệnh hiểm nghèo, những trường hợp tai nạn thương tâm…nhưng vẫn còn có những cái nghề khiến người nghe thôi cũng đã “lạnh sống lưng” và ám ảnh cả đời.

Nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành Y Dược chỉ biết rằng công việc của người làm nghề chữa bệnh cứu người cũng đã đủ khiến bạn phải rùng mình, những ca bệnh hiểm nghèo, những trường hợp tai nạn thương tâm…nhưng vẫn còn có những cái nghề khiến người nghe thôi cũng đã “lạnh sống lưng” và ám ảnh cả đời.

Nghề hiếm ai dám làm: trông coi và chăm sóc xác người tại nhà xác?

Bạn biết gì về nghề trông coi và xử lý tử thi trong nhà xác

Nếu bạn nghĩ rằng nghề bác sĩ, đối mặt với máu, nước mặt, sự tàn tạ của cơ thể là cái nghề đáng sợ và rùng rợn nhất thì bạn đã nhầm. Còn đó có những cái nghề mà khiến cho bạn không dám tưởng tượng sẽ làm gì với những đồng nghiệp mang tên “tử thi”. Đó cũng là câu chuyện mà trang Chuyện nghề Y mới gửi đến các bạn độc giả về nghề chăm sóc tử thi trong nhà xác. Để các bạn hiểu hơn về một cái nghề hiếm ai dám làm, đậm tính tâm linh và thực sự phải có tâm lắm mới theo được. Đó là câu chuyện xảy ra tại khuôn viên bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM khá vắng vẻ, điềm tĩnh và u ám. Ở đây bạn khó mà bắt gặp bóng người, kể cả bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện. Khu vực nhà xác này được một người đàn ông đã chạc tuổi 50 với vẻ mặt trầm tĩnh trông coi và chăm sóc. Ông là người chăm sóc cho xác người hằng ngà tại nhà đại thể (hay còn gọi là nhà xác, nhà vĩnh biệt).

Ông chia sẻ về cái nghề đặc biệt của mình rằng: Nếu ông không làm thì chẳng ai dám làm. Từ xa căn phòng đầu tiên của khu nhà đã vang lên tiếng kinh đều đặn. Được biết khu nhà vĩnh biệt này có tổng cộng 4 căn phòng, lần lượt từ ngoài vào là phòng khâm liệm, phòng lưu trữ xác, phòng xử lí thi thể, bên cạnh đó là phòng nghỉ của nhân viên. Chỉ nghe tên thôi cũng đủ khiến nhiều người rùng mình, thót tim, đặc biệt là các bạn sinh viên đang theo học ngành Y Dược cũng không tránh khỏi sự sợ hãi. Theo tin tức y tế mới nhất cập nhật thì nhân vật đó là ông Lê Văn Ban (55 tuổi), Tổ trưởng phụ trách nhà đại thể bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đứng từ ngoài cửa chúng ta có thể nhận thấy mùi tử khí nồng bất giác xộc vào mũi cực kỳ khó chịu. Ông làm việc với xác chết ở đây đã gần 30 năm. Ông cho biết thêm: “Năm 1990, sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, tôi được bố một người bạn quen trong quân trường giới thiệu vào bệnh viện này. Muốn ổn định công việc nên tôi cũng đánh liều để thử. Ấy vậy mà “dính” luôn tới giờ”. Ông còn cho biết: “Mới đầu cũng sợ chứ, nhưng rồi cứ nghĩ mình không làm thì ai làm, vậy là làm thôi. Chỉ sau một tuần tôi đã dần thích nghi. Cái nghề này đặc biệt là vậy, để làm được không phải vì làm nhiều rồi quen, mà quan trọng là có cái tâm để làm hay không”.

Bạn biết gì về nghề trông coi và xử lý tử thi trong nhà xác

Bạn biết gì về nghề trông coi và xử lý tử thi trong nhà xác

Khám phá công việc hằng ngày của người chăm sóc xác người tại bệnh viện

Hiện ở nhà xác bệnh viện Nhân dân Gia Định thì ngoài ông Ban còn có thêm 2 nhân viên nữa thay nhau trực tiếp phụ trách công việc chăm sóc tử thi. Vì q uy mô nhỏ nên ban ngày có 2 nhân viên còn đêm chỉ có 1 người trực. Cách làm việc là: “Khi nhận được thông báo từ bệnh viện, chúng tôi sẽ nhanh chóng đến nhận xác về. Nếu không liên quan đến vi phạm pháp luật, người mất sẽ được xử lí theo nguyện vọng của gia đình họ. Tức muốn liệm ở đây, chúng tôi sẽ hoàn thành thủ tục để hỗ trợ tiến hành ngay tại phòng liệm này, hoặc ngược lại sẽ trả về. Trước khi giao xác cho người nhà, chúng tôi đều phải tắm rửa, thay quần áo cho thi thể sạch sẽ”. Thậm chí theo lời kể của một bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau khi theo dõi câu chuyện của ông Ban thì có một số trường hợp tai nạn, tử thi không nguyên vẹn thì các nhân viên ở đây khâu thi thể, ghép nối các bộ phận sao cho hoàn chỉnh nhất. Nếu tử thi không có người thân nhận, xác sẽ được bảo quản trong các tủ đông tại phòng lưu trữ xác.

Hiện tại ở đây đang có 3 tủ đông với sức chứa 6 tử thi. Công việc của ông là quản lí sổ sách, trực tiếp nhận xác từ bệnh viện, xử lí xác (tắm rửa, khâu bộ phận, thay quần áo, đông xác,…); đồng thời giúp thân nhân hoàn thành các thủ tục cần thiết và hỗ trợ khâm liệm tại phòng khâm liệm khi cần. Ông khẳng định: “Đúng, tối ngày chỉ toàn chết chóc, máu me, nhưng phải có làm mới có hiểu. Cái ấm lòng khi giúp được một người sống đã rõ ràng, còn cái ấm lòng gấp đôi khi giúp được người chết, đâu phải ai cũng hiểu. Nên không làm thì thôi, còn đã làm thì ai cũng bám nghề hàng chục năm cả”. Ông còn liên hệ tổ chức từ thiện hoặc đề xuất trực tiếp đến bệnh viện để xin hỗ trợ cho các trường hợp gia đình khó khăn không đủ điều kiện an táng. Ông làm việc một cách bình tĩnh đến lạ lùng.

Khám phá công việc hằng ngày của người chăm sóc xác người tại bệnh viện

Khám phá công việc hằng ngày của người chăm sóc xác người tại bệnh viện

So với nghề mà các bạn trẻ chuẩn bị tham gia xét tuyển Cao đẳng Y Dược chính quy năm 2018 sẽ làm thì nghề chăm sóc xác người còn rùng rợn và đáng sợ hơn nhiều.

Trang Minh