Vì sao nhiều trường ĐH ngậm ngùi chấp nhận đào tạo 5 – 6 sinh viên/ngành?

Sau kỳ tuyển sinh ĐH năm 2017, nhiều trường Đại học có ngành mới chỉ tuyển được 5 – 6 sinh viên vào học. Vậy nguyên nhân nào khiến trường vẫn chấp nhận “lỗ” để đào tạo?

Ngày 27/08/2017, 08:19:31   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1813

Trang tin tức y tế mới nhất cập nhật thì sau khi tuyển sinh xong vẫn còn rất nhiều trường Đại học trên cả nước thiếu chỉ tiêu và phải thông báo xét tuyển bổ sung. Tuy vậy, dù lấy kết quả kỳ thi THPT hay xét học bạ thì nhiều trường có ngành mới chỉ có 5 – 6 sinh viên đến xác nhận nhập học nhưng trường vẫn chấp nhận đào tạo. Tại sao vậy?

Vì sao nhiều trường ĐH ngậm ngùi chấp nhận đào tạo 5 – 6 sinh viên/ngành?

Vì sao nhiều trường ĐH ngậm ngùi chấp nhận đào tạo 5 – 6 sinh viên/ngành?

Nhiều ngành trình độ Đại học vẫn khan hiếm nguồn tuyển

 “Ngành khí tượng thủy văn biển mới chỉ có 5-6 thí sinh đến xác nhận nhập học nhưng nhà trường vẫn đào tạo và chấp nhận … “lỗ". Ngoài ra,ngành Khoa học đất cũng chỉ có 5-6 thí sinh”, Hiệu phó trường ĐH Tài nguyên Môi trường cho hay.

Chia sẻ với PV báo Infonet về công tác tuyển sinh của nhà trường cho đến thời điểm hiện tại, thầy Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp cho hay: “Chỉ tiêu năm nay của nhà trường là 2.500 nhưng cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi mới chỉ tuyển được khoảng 80%  chỉ tiêu.

Sau đợt xét tuyển lần 1, chúng tôi cũng công bố xét tuyển chỉ tiêu bổ sung là 300. Tuy nhiên, lượng thí sinh đến nhập học cho chỉ tiêu bổ sung không nhiều. Lượng thí sinh trúng tuyển theo nguyện vọng của phần mềm lọc ảo mà Bộ GD&ĐT công bố và thí sinh nhập học chênh nhau 400 chỉ tiêu. Tôi nghĩ đó là thí sinh ảo.

Nói thật, cho đến thời điểm hiện tại nguồn tuyển cơ bản là khó khăn. Cho đến bây giờ hầu hết tất cả các ngành đều có thí sinh đến đăng ký nhập học. Tuy nhiên, có ngành Công nghiệp và Phát triển Nông thôn (gọi tắt là ngành Công thôn) là ngành truyền thống và có từ rất lâu của trường nhưng cũng chỉ có khoảng 10 thí sinh đến xác nhận nhập học. Trong khi chỉ tiêu của ngành này là 45.

Chúng tôi cũng rất thông cảm với việc thí sinh ít chọn ngành này. Bởi lẽ, xu hướng chọn ngành nghề những năm gần đây là thí sinh sẽ chọn những ngành hot, dễ xin việc, xã hội có nhu cầu cao.

Trường chấp nhận đào tạo “lỗ” để giữ ngành

Với lượng thí sinh quá ít như vậy nhà trường vẫn chấp nhận đào tạo lỗ để đáp ứng nguyện vọng của thí sinh cũng như để “giữ” ngành”.

Có ngành tuyển được 5-6 thí sinh, trường chấp nhận đào tạo “lỗ”

Có ngành tuyển được 5-6 thí sinh, trường chấp nhận đào tạo “lỗ”

Thầy Trần Văn Chứ cũng cho biết thêm: “Năm nay đa số các trường đều rơi vào tình trạng khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí khó khăn hơn năm ngoái. Chỉ một số trường như ĐH Bách Khoa, ĐH Y Dược Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân là dễ tuyển.

Còn một số trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Thủy lợi cũng tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu. Theo tôi, để khắc phục tình trạng này, sang năm chúng ta phải thay đổi phương thức tuyển sinh.

Ví như kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh có thực sự cần thiết trong khi tỉnh nào tỷ lệ tốt nghiệp cũng cao. Còn việc tuyển sinh Bộ GD&ĐT hãy giao lại cho các trường, họ tuyển thế nào là quyền của họ.

Hay thi quốc gia nhưng những trường top cao phải có điểm sàn riêng, như ĐH Kinh tế Quốc dân mà còn tuyển theo cách xét học bạ thì những trường khác làm gì có thí sinh?”.

Chia sẻ về công tác tuyển sinh năm nay của nhà trường, thầy Trần Duy Kiều - Hiệu phó trường ĐH Tài nguyên Môi trường cho hay: “Cho đến giờ chúng tôi mới tuyển được 70% chỉ tiêu cả nguyện vọng bổ sung trong tổng số hơn 2.000 chỉ tiêu của trường. Chúng tôi cũng đang tuyển bổ sung nhưng cũng không mấy khả quan.

Một số ngành năm ngoái tuyển đủ chỉ tiêu nhưng năm nay lượng thí sinh đến xác nhận nhập học lại khá ít. Ví như ngành khí tượng thủy văn biển mới chỉ có 5-6 thí sinh đến xác nhận nhập học nhưng nhà trường vẫn đào tạo và chấp nhận … “lỗ”. Hiện tại ngành này mới chỉ có trường ĐH Tài nguyên Môi trường đào tạo và thí điểm được 3 năm trở lại đây.

Ngoài ra, một số ngành như Khoa học đất cũng chỉ có 5-6 thí sinh. Một số ngành truyền thống như: Kế toán, Quản trị Du lịch và Lữ hành, Công nghệ thông tin thì nguồn tuyển tương đối ổn. Nhìn chung, công tác tuyển sinh năm nay khó khăn hơn năm ngoái”.

Cũng lâm vào tình trạng khó khăn chung, mùa tuyển sinh năm nay, trường ĐH Mỏ Địa chất cũng tuyển bổ sung khoảng 1.000 chỉ tiêu và việc tuyển đạt chỉ tiêu là vô cùng khó khăn. Nhiều trường như: Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Hùng Vương... cũng tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu và cũng có những ngành chỉ có vài thí sinh đến nhập học.

Xu hướng học đại học bằng mọi giá không còn thu hút các thí sinh. Thay vào đó, nhiều bạn trẻ lại lựa chọn con đường chắc chắn có đầu ra và thu nhập ổn định như chọn Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để hoàn thành ước mơ Dược sĩ chẳng hạn.

Nguồn theo Báo Infonet