Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ bằng cách nào hiệu quả?

Cha mẹ nếu muốn tìm ra phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả và an toàn thì trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị suy dinh dưỡng.

Ngày 29/03/2018, 01:13:44   Tác giả :     Lượt xem: 791

Trên thế giới 500 triệu trẻ em suy dinh dưỡng hằng năm. Việt Nam có khoảng 40% trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi. Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.

Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ bằng cách nào hiệu quả?

Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ bằng cách nào hiệu quả?

Bệnh hay gặp ở trẻ em < 5 tuổi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết suy dinh dưỡng hay gặp trên đối tượng nào và nguyên nhân thường gặp do đâu?

Trả lời:

Các đối tượng sau dễ mắc suy dinh dưỡng:

  • Trẻ đẻ non, thiếu cân.
  • Dị tật bẩm sinh: Sức môi, hở hàm ếch, bệnh chuyên khoa tim bẩm sinh.
  • Kinh tế khó khăn.

Nguyên nhân do dinh dưỡng: Do mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi sữa nhân tạo, ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn không đúng khẩu phần ăn, cai sữa sớm.

Nguyên nhân do nhiễm trùng:

  • Nguyên nhân cấp tính: Viêm phổi, tiêu chảy cấp
  • Nhiễm trùng mạn: Lao, sởi, rối loạn tiêu hóa kéo dài
  • Một số bệnh do ký sinh trùng: Giun, sán.

Hỏi: Cụ thể cơ chế bệnh sinh của suy dinh dưỡng là gì vậy thưa Bác sĩ?

Trả lời:

  • Do thiếu năng lượng và protein trong thức ăn, cơ thể phải huy động năng lượng dự trữ ở gan, lớp mỡ ưới da làm da teo lại.
  • Do thiếu protid trong thức ăn nên protid máu (đặc biệt là Albumin máu) giảm dẫn đến giảm áp lực keo gây phù.
  • Do giảm protid máu làm giảm kháng thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Do thiếu protid, thiếu các acid amin đặc biệt là acid amin huỷ mỡ nên gan to, thoái hóa mỡ.
  • Do thiếu năng lượng khiến quá trình chuyển hóa bị dang dở làm ứ đọng ceton dễ nhiễm toan chuyển hóa.

Biếng ăn là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Biếng ăn là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Hỏi: Suy dinh dưỡng được phân thành các mức độ nào và kèm theo từng mức độ sẽ có biểu hiện ra sao?

Trả lời:

  • Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ (độ I): Cân nặng còn 70-80% so với cân nặng trẻ bình thường. Lớp mỡ dưới da bụng mỏng. Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
  • Suy dinh dưỡng mức độ vừa (độ II): Cân nặng còn 60-70% so với cân nặng trẻ bình thường. Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi. Rối loạn tiêu hóa từng đợt, trẻ kém ăn.
  • Suy dinh dưỡng mức độ nặng (độ III): Cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. Mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, trẻ teo đét, da bọc xương, vẻ mặt cụ già. Cơ nhão ảnh hưỡng đến sự vận động của trẻ. Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi. Trẻ kèm theo kém ăn. Thường xuyên có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, phân sống. Gan to hoặc bình thường.
  • Thể phù: Cân nặng sụt từ 20-40% so với cân nặng của trẻ bình thường. Phù toàn thân (phù trắng, mềm, ấn lõm). Xuất hiện các mảng sắc tố dưới da. Rối loạn tiêu hóa nặng (phân sống, lỏng, nhầy mỡ). Trẻ ăn kém, nôn, trớ. Tóc thưa, dễ rụng, mỏng mềm dễ gẫy. Kém vận động.
  • Thể phối hợp (Marasmus- Kwashiorkor): Cân nặng sụt > 40% so với cân nặng trẻ bình thường. phù toàn thân, mất lớp mỡ dưới da, rối loạn tiêu hóa nặng. Thiếu máu, mù lòa do thiếu Vitamin A.

Hỏi: Vậy chúng ta cần làm các xét nghiệm nào để chuẩn đoán trẻ suy dinh dưỡng?

Trả lời:

Các xét nghiệm Y học lâm sàng cần làm:

  • Công thứ máu: Hồng cầu bình thường hoặc giảm
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu ít, màu vàng, có thể có ít albumin, tỷ lệ Ure/Creatinin giảm.
  • Phân: Có nhiều chất chưa tiêu hóa.
  • Dịch tiêu hóa: Độ toan toàn phần, độ toan tự do, men pepsin, trypsin dịch ruột và tá tràng đều giảm.
  • Miễn dịch: IgA giảm
  • XQ: Có dấu hiệu loãng xương, điểm cốt hóa chậm.

Hỏi: Bệnh nhi suy dinh dưỡng cần được điều trị và chăm sóc như thế nào?

Trả lời:

Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa (có thể điều trị tại nhà):

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu trẻ đang còn bú thì tiếp tục cho bú, khi trẻ đã cai sữa thì cho uống sữa bò, đậu nành, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nếu có. Hướng dẫn cho bà mẹ biết cách nuôi trẻ khoa học và cách điều trị ngoại trú.

Suy dinh dưỡng mức độ nặng (điều trị tại bệnh viện):

  • Bù nước - điện giải: Nếu mất nước nhẹ- trung bình thì: Uống Oresol 50-100ml/kg x 6 h đầu. Sau 6h đánh giá lại kết quả. Nếu tình trạng bệnh không thay đổi tiếp tục cho uống. Nếu tình trạng bệnh nặng lên thì phảitruyền Ringer lactat cho đến khi hết dấu hiệu mất nước.
  • Chế độ ăn: Với khẩu phần ăn phải tăng dần từ 90-200 Kcal/kg/24h, duy trì 120 Kcal/kg/24h. Protein tăng từ 2-7 g/kg/24h, duy trì 5g/kg/24h. Nếu trẻ không chịu ăn phải đưa qua sonde.

Thực phẩm cần thiết cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Thực phẩm cần thiết cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Cung cấp vitamin và khoáng chất:

Uống Vitamin A:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Ngày thứ 1 (Vitamin A 100.000 UI/uống). Ngày thứ 2 (Vitamin A 100.000 UI/uống). Sau 2 tuần (Vitamin A 100.000 UI/uống).
  • Trẻ > 1 tuổi dùng với liều gấp đôi.
  • Nếu trẻ nôn, tiêu chảy nhiều thì dùng đường tiêm liều bằng 1/2 đường uống. Nhỏ mắt Vitamin A, Chloramphenicol 0,4% x 2-3lần/24h.
  • Muối khoáng K+ 1 g/24h x 2 tuần.

Điều trị thiếu máu:

Khi Hb < 4g/dl thì có chỉ định truyền máu. Số lượng máu truyền từ 10-15ml/kg, tốt nhất là truyền khối hồng cầu. Viên sắt 0,05-,1g/24h dùng trong 3 tháng. Acid Folic 5g/24h dùng 2 tuần đến 2 tháng.

Điều trị các triệu chứng khác: 30%.

  • Chống hạ nhiệt bằng ủ ấm, mẹ nằm gần con.
  • Chăm sóc da: Vệ sinh da, nếu có lỡ loét thì dùng xanh methylen hoặc dầu cá 2-3 lần/24h.

Hỏi: Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa suy dinh dưỡng?

Trả lời:

Là Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng để phòng ngừa suy dinh dưỡng chúng ta cần chăm sóc tốt cho trẻ ngày từ trong bụng mẹ. Tốt nhất nên nuôi con bằng sữa mẹ. Tiêm ngừa đúng lịch. Đồng thời cần theo dõi cân nặng và sinh đẻ có kế hoạch.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta sẽ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn để tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Chúc các bạn có một gia đình luôn vui khỏe!

Nguồn: Ytevietnam.net.vn