Phát hiện và điều trị bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng không phải hiếm gặp ở người lớn và có thể điều trị dễ dàng ở giai đoạn đầu nếu không được điều trị sẽ để lại hậu quả.

Ngày 07/11/2017, 06:13:26   Tác giả :     Lượt xem: 535

Bệnh viêm tai giữa là bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần quan tâm lưu ý đến những biểu hiện của con trẻ và đưa đi khám để phát hiện kịp thời.

Bệnh viêm tai giữa và nguyên nhân của nó là gì?

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp toàn bộ hòm nhĩ và màng nhĩ, tiến triển trong vòng 3 tuần với các triệu chứng: sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ. Thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng không ít người lớn bị bệnh này.

Hình ảnh viêm tai giữa

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa

Theo tin tức y tế thì có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn:

  • Vi khuẩn hoặc vi rút phát triển trong dịch gây ra đau và nhiễm trùng.
  • Ống nối giữa tai và họng (vòi nhỉ) bị tắc nghẽn, dịch sẽ bị ứ lại sau màng nhiễm trùng.
  • Do xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.
  • Đối với người lớn thường là do bị viêm từ nhỏ, hoặc có thói quen ngoáy tai không đúng cách hoặc có thể bị nước xâm nhập vào tai dẫn đến viêm tai giữa.

Những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trẻ sơ sinh: Thường biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là quấy khóc, bú kém hay bỏ bú. Vì thế các mẹ cần lưu ý để đưa bé đi khám và chữa kịp thời.

Trẻ lớn hơn: thì bị sốt (có kèm hoặc không kèm theo viêm hô hấp trên) có thể sốt cao trên 39 độ, đau tai hay kéo, dụi tai hoặc có thể là khó ăn uống, tiêu chảy buồn nôn và ói mửa.

Ở trẻ lớn và người lớn: giảm khả năng nghe, thường than phiền có cảm giác ù tai, nặng tai (có khi xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa).

Nếu bị thủng màng nhĩ thì sẽ có triệu chứng chảy mủ tai và nó sẽ giảm đau một phần nào đó.

Tác hại của viêm tai giữa

Tác hại của viêm tai giữa cấp

Theo trang Y tế Việt Nam về viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời viêm tai giữa sẽ để lại nhiều tác hại khôn lường:

  1. Gây mất thính giác

Người mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ mất khả năng nghe cao nếu như bệnh tiến triển ở mức độ nặng. Lúc này, mặc dù dịch sau màng nhĩ sẽ dần dần hết đi nhưng dịch này cũng có thể vẫn tồn tại nơi tai giữa một thời gian dài và có thể dẫn đến phá hư màng nhĩ, chuỗi xương dẫn âm thanh. Gây điếc vĩnh viễn.

  1. Gây thủng màng nhĩ

Trong thời gian tai bị viêm, mủ có thể tích tụ rất nhiều trong tai giữa và đè lên màng nhĩ, không được giải phóng ra ngoài phải tự rách để mủ chảy ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác đau tai dữ dội. Làm cho màng nhĩ bị rách nhiều lần và không lành sẽ gây thủng ra thủng màng nhỉ. Trường hợp này cần phải mổ để vá lại màng nhỉ.

Ngoài ra nếu xảy ra ở trẻ nhỏ có thể gây ra xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Hoặc có thể nguy hiểm hơn là biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên,.. dễ gây ra tử vong.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Như các bệnh chuyên khoa thường gặp thì bệnh viêm tai giữa được điều trị dựa vào tình trạng và giai đoạn của bệnh như thế nào thì các Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và thông thường người bệnh sẽ được điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai. Rửa tai và vệ sinh tai là rất cần thiết đối với trường hợp màng nhỉ thủng và có mủ.

Trong trường hợp bị biến chứng tụ mủ ở xương thái dương, bệnh nhân cần được dẫn lưu mủ: Trích rạch màng nhĩ hay đặt ống thông nhĩ. Đặt ống thông nhĩ còn được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần.

Người bệnh thường được điều trị ngoại trú với kháng sinh uống, được dặn tái khám ngay nếu triệu chứng không giảm sau 48 – 72 giờ hoặc triệu chứng nặng hơn bệnh nhân cần được nhập viện điều trị tích cực và thường phải can thiệp phẫu thuật.

Vì vậy, cần được đi khám khi có những hiện tượng được nêu trên bài viết để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra hậu quả không lường trước.

Nguồn: ytevietnam.net.vn