Nhiễm khuẩn Salmonella có nguồn gốc từ đâu?

Nhiễm khuẩn Salmonella là bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra do vi khuẩn Salmonella gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Ngày 18/07/2019, 07:57:35   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 641

Nhiễm khuẩn Salmonella có nguồn gốc từ đâu?
Nhiễm khuẩn Salmonella có nguồn gốc từ đâu?

Nhiễm khuẩn Salmonella là bệnh gì?

Theo tổng hợp tin y tế từ các nguồn khác nhau cho thấy, nhiễm khuẩn Salmonella là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc ruột non. Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật và người và được thải qua phân. Người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh chủ yếu thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm dẫn đến tiêu chảy, đau quặn bụng trong vòng 8 đến 72 giờ.

Trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời tiêu chảy liên quan đến nhiễm khuẩn salmonella có thể gây mất nước và điện giải nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể.

Triệu chứng nhận biết nhiễm khuẩn Salmonella

Cô Hoàng Thị Hậu - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, Nhiễm khuẩn Salmonella nguyên nhân chủ yếu do ăn thịt sống, nấu chưa chín, thịt gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm trứng nhiễm vi khuẩn Salmonella. Thời gian ủ bệnh dao động từ vài giờ đến hai ngày.Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Triệu chứng nhận biết nhiễm khuẩn Salmonella
Triệu chứng nhận biết nhiễm khuẩn Salmonella

  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy, phân kèm nhầy máu mũi
  • Đau quặn bụng vùng quanh rốn
  • Sốt 37,5 – 38,5 độ C
  • Sút cân, ăn kém

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella thường kéo dài 2 đến 7 ngày. Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn Salmonella

Vi khuẩn Salmonella sống trong ruột của người, động vật và chim. Hầu hết mọi người bị nhiễm salmonella bằng cách ăn thực phẩm đã bị nhiễm phân chứa vi khuấn Salmonella. Thực phẩm bị nhiễm thường gặp bao gồm:

  • Thịt sống, thịt gia cầm và hải sản: Phân có thể dính vào thịt và gia cầm sống trong quá trình giết mổ, hải sản có thể bị ô nhiễm nếu được thu hoạch từ nước bị ô nhiễm.
  • Trứng sống: Mặc dù vỏ trứng có thể ngăn bụi bẩn nhiễm vào bên trọng nhưng một số gà bị nhiễm bệnh sản xuất trứng có chứa salmonella trước khi vỏ được hình thành. Trứng sống được sử dụng trong các chế phẩm sốt mayonnaise và sốt hollandaise.
  • Hoa quả và rau: Một số sản phẩm tươi đặc biệt là giống nhập khẩu có thể được ngậm nước trên đồng ruộng hoặc rửa trong quá trình chế biến với nước bị nhiễm khuẩn salmonella
  • Vệ sinh thực phẩm kém: Nhiều loại thực phẩm bị nhiễm bẩn khi được chuẩn bị bởi những người vệ sinh cá nhân kém. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu bạn chạm vào thứ gì đó bị ô nhiễm, bao gồm cả vật nuôi đặc biệt là chim và bò sát sau đó đưa ngón tay vào miệng.

Biến chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella thường không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch yếu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

  • Mất nước và điện giải: Nếu bạn không bù đủ lượng nước để thay thế chất lỏng bạn đang mất do tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

Biến chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella
Biến chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella

- Lượng nước tiểu giảm

- Khô miệng và họng

- Mắt trũng sâu

- Giảm sản xuất nước mắt

  • Nhiễm khuẩn huyết:  Khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào máu nó có thể lây nhiễm các mô trên khắp cơ thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm nội tâm mạc…

Phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella

  • Bảo quản và chế biến thực phẩm đúng quy trình: Phương pháp phòng ngừa đặc biệt quan trọng khi chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Hãy chắc chắn để nấu chín thực phẩm kỹ lưỡng và làm lạnh hoặc đông lạnh thực phẩm kịp thời.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyền: Hãy rửa tay sạch với xà phòng, chất sản khuẩn trước và sau khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, chế biến thực phẩm tươi sống…
  • Tách riêng thực phẩm sống và chín: Bằng cách lưu trữ thịt sống, thịt gia cầm và hải sản tránh xa các thực phẩm khác trong tủ lạnh của bạn. Nên có hai thớt trong bếp của bạnmột dùng để chế biến thịt sống và một  thớt còn lại dùng chế biến dồ đã nấu chín, trái cây và rau quả.

Theo Tin Y Tế Việt Nam:  Hoàng Hậu – GV Trường Cao đẳng Y dược Pasteur