Nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản qua 5 dấu hiệu sớm nhất

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trẻ sau khi ăn hoặc bú mẹ bị nôn ran, rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến bé khó chịu và đôi khi là gặp nguy hiểm.

Ngày 29/03/2018, 01:51:56   Tác giả :     Lượt xem: 469

Hiện nay trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến nhất là ở các nước châu Á đặc biệt là Việt Nam. Trào ngược dạ dày thực quản là từ dùng để chỉ sự hiện diện chất chứa trong dạ dày ở thực quản.

Nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản qua 5 dấu hiệu sớm nhất

Nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản qua 5 dấu hiệu sớm nhất

Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý - chức năng không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của trẻ hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.  Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhé!

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân nào có thể gây ra trào ngược?

Trả lời:

Một số hành động tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra trào ngược chẳng hạn như: Cho bé nằm ngay sau khi ăn, cho bé ăn uống cùng một lúc quá nhiều. Các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi nếu xảy ra thoáng qua và không gây cảm giác khó chịu thì có thể chỉ là sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên khiến bệnh nhân khó chịu, viêm thực quản thì đã rơi vào bệnh lý.

Hỏi: Vậy thì khi bị trào ngược dạ dày thực quản trẻ thường có các biểu hiện nào?

Trả lời:

Sau đây là những biểu hiện khi trẻ bị trào ngược:

  • Ói, ọc sữa hoặc thức ăn có liên quan tới bữa ăn.
  • Quấy khóc vô cớ, biếng ăn.
  • Ói máu, triệu chứng thiếu máu mạn.
  • Đau bụng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khó nuốt ở trẻ lớn.
  • Triệu chứng hô hấp kéo dài: ho, khò khè, suyễn không đáp ứng điều trị, cơn ngưng thở.
  • Tiền căn gia đình có dị ứng, khói thuốc.

Hỏi: Vậy khi đó chúng ta cần làm các xét nghiệm nào để chuẩn đoán trẻ bị trào ngược và bệnh được chuẩn đoán dựa vào các kết quả xét nghiệm như thế nào?

Trả lời:

Các xét nghiệm cần làm:

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Đo pH thực quản: Là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán nhưng hiện chưa thực hiện được.
  • Siêu âm ngực bụng: Có >3 lần trào ngược/ 5 phút trên siêu âm, xem như có trào ngược dạ dày thực quản.
  • XQ thực quản dạ dày cản quang: Chiếu có thể phát hiện trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Chụp: Khi nghi ngờ có viêm hẹp thực quản, hoặc cần phân biệt bệnh chuyên khoa làm hẹp đường tiêu hóa.
  • Nội soi: Nghi ngờ có viêm thực quản.
  • Datacells, máu ẩn trong phân: Khi có ói máu, thiếu máu.

Chuẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định: Dấu hiệu lâm sàng kết hợp đo pH thực quản 24 giờ.
  • Chẩn đoán có thể: Trường hợp nhẹ: Ọc 1-2 lần/ngày lượng ít, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không suy dinh dưỡng + không có yếu tố nguy cơ + điều trị bảo tồn có kết quả. Lâm sàng gợi ý + siêu âm (+). Lâm sàng gợi ý + Đáp ứng điều trị.

Hỏi: Điều trị trào ngược có phức tạp không và có các biện pháp nào để điều trị bệnh?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều hoà hoạt động cơ thắt thực quản dưới
  • Tránh các yếu tố làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới
  • Chỉ dùng thuốc khi có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Điều trị đặc hiệu: Hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu.

Điều trị triệu chứng:

Cho trẻ bú mẹ đúng cách đề phòng nôn trớ

Cho trẻ bú mẹ đúng cách đề phòng nôn trớ

  • Bước 1: Điều trị không dùng thuốc. Nằm sấp, kê đầu giường cao 300. Làm ợ hơi sau bú. Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như ho, bón, quần áo quá chật. Tránh các thuốc, thực phẩm làm dãn cơ thắt như anticholinergic, adrenergic, xanthine, khói thuốc lá, sô cô la. Làm đặc thức ăn, thêm bột vào sữa ở trẻ bú bình. Chia nhỏ bữa ăn (không quá 7 lần/ngày). Nếu nghi ngờ dị ứng protein sữa bò thì dùng sữa thủy phân protein trong 2 tuần hoặc loại trừ protein sữa bò ra khỏi chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ.
  • Bước 2: Dùng thuốc, khi bước 1 thất bại sau 1 tuần hoặc có dấu hiệu nặng (hô hấp). Thời gian điều trị thường là 8 tuần. Ngưng dùng nếu sau 2 tháng vẫn không có kết quả. Chú ý vẫn giữ bước 1 và thêm Metoclopramide: 0.1-0.15 mg/kg X 4 lần/ngày, trước bữa ăn và trước khi ngủ. Antacid như phosphalugel (1ml/kg X 3-8 lần/ngày), Ranitidine (3.5mg/kg X2-3 lần/ngày) khi có nghi ngờ viêm thực quản.
  • Phẫu thuật: Khi bước 2 thất bại, cần cân nhắc phẫu thuật sớm nếu có triệu chứng hô hấp nặng (cơn ngưng thở, bệnh phổi mạn).
  • Cần theo dõi: Trường hợp nhẹ thì 1 tuần để đánh giá đáp ứng, sau đó có thể ngưng tái khám. Trường hợp khác thì 1 tuần trong tháng đầu, 1 lần sau 1 tháng. Sau đó mỗi 3 tháng để chỉnh liều theo cân nặng.

Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, một số dấu hiệu khác như ho kéo dài, đau ngực, rát họng, viêm họng, bệnh lý tim phổi...khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Cũng có khi bệnh nhân không có biểu hiện đặc biệt gì cho đến khi được phát hiện bằng nội soi thì bệnh có thể vào giai đoạn muộn. Vì vậy việc thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời là điều hết sức cần thiết.

Hy vọng thông qua cuộc trò chuyện của chúng tôi với Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ngày hôm nay các bạn đã biết thêm những kiến thức bổ ích về biểu hiện cũng như cách điều trị trào ngược ở trẻ.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn