Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ghẻ ở trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển nên rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu cha mẹ chăm trẻ không đúng, cùng cách sinh hoạt không đảm bảo sẽ là nguy cơ gây nên bệnh ghẻ.

Ngày 13/09/2017, 05:28:46   Tác giả :     Lượt xem: 821

Khi trẻ bị mắc bệnh ghẻ, con sẽ ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, nếu để lâu và không có cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Trẻ bị bệnh ghẻ rất dễ lây lan

Trẻ bị bệnh ghẻ rất dễ lây lan

Bệnh ghẻ là trẻ là gì?

Theo bên tin tức y tế mới nhất nhận định, hiện nay bệnh ghẻ ở trẻ được phân làm 3 loại, đó là ghẻ phỏng, ghẻ nước và ghẻ ngứa, bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng ghẻ ngứa và ghẻ nước có tần xuất suất hiện nhiều ở trẻ hơn. Bệnh là do kí sinh trùng Sarcoptes scabies, Hominis gây ra khi có điều kiện xâm nhập vào da, chúng sẽ đào các hang rãnh khiến trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Đặc biệt, lúc này là làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị nhiễm trùng nếu không được điều trị dứt điểm.

Khi trẻ bị mắc bệnh ghẻ trẻ có một vài dấu hiệu như: ngứa nhiều về đêm, cơn ngứa tăng khi vận động thể thao, khi trời nắng, người ra nhiều mồ hôi. Người trẻ xuất hiện các mụn nước tại các vị trí cái ghẻ làm tổ, tập trung chủ yếu tại cổ tay, kẽ tay, vùng bụng, mặt trong của đùi, ở trẻ nhỏ mụn nước có thể xuất hiện ở cả lòng bàn tay, chân và sau mông, hay tại những vị trí có nếp gấp như nách, bẹn.

Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ ở trẻ

Bệnh ghẻ cũng được xếp vào một trong những căn bệnh chuyên khoa dễ gặp và hay bị lây lan nhất ở trẻ nhỏ, nguyên nhân được xác đinh gây nên bệnh ghẻ ở trẻ là do môi trường sống và các vật dụng và trẻ tiếp xúc hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, hay như cơ thể trẻ không được làm sạch kỹ. Đặc biệt trẻ rất dễ bị lây bệnh ghẻ ở những môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, hoặc cũng có thể là do sử dụng xà bông tắm cho trẻ nhưng không làm sạch đúng cách.

Trong thời gian đầu khi nhiễm ký sinh trùng ghẻ, bé chưa có biểu hiện gì rõ rệt, vì lúc này đang là thời gian ủ bệnh, sau thời gian khoảng 10 đến 15 ngày trẻ sẽ chỉ bị ngứa ở các kẽ ngón tay, ngón chân, rãnh cổ, mông. Con ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 0,3 đến 0,5mm nên dễ dàng xâm nhập vào sâu trong da, sau đó liên tục đẻ trứng khiến bệnh lây lan khắp bề mặt da chỉ trong vòng vài ngày. Ban đêm là thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất, vì lúc này chúng thường bò lên trên bề mặt da và khiến da có các vết ghẻ, chính vì thế khi trẻ bị bệnh ghẻ cha mẹ cần cho trẻ dùng riêng khăn, gối màn riêng, để bệnh không lây lan sang người bên cạnh.

Cha mẹ cần vệ sinh cho con sạch sẽ

Cha mẹ cần vệ sinh cho con sạch sẽ

Cách điều trị bệnh ghẻ ở trẻ

Bệnh ghẻ điều trị không quá khó khăn, chỉ cần diệt được ghẻ và vệ sinh những đồ dùng mà trẻ hay tiếp xúc là được.Tuy nhiên bệnh ghẻ ở trẻ rất dễ lấy lan lên cha mẹ cần có những cách điều trị kịp thời để đảm bảo tốt nhất cho con.

  • Điều trị kết hợp với phòng bệnh chống lây lan, cần cách ly ngư­ời bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung đặc biệt trong lúc trẻ bị bệnh cần cho con tránh xa những chỗ tập thể.
  • Dùng thuốc dietyl phtalat để diệt cái ghẻ nhanh, bôi ngày 2-3 lần, tránh bôi vào những bộ phận sinh dục. Với những trẻ dưới 2 tuổi cha mẹ nên cho con đến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi vì lúc này da trẻ còn quá nhạy cảm.
  • Nên bổ sung cho con nhiều dưỡng chất cần thiết để cơ thể con tăng sức đề kháng.
  • Trong thời gian con bị ghẻ cha mẹ cần chú ý vệ sinh da cho con thật nhẹ nhàng bằng nước ấm, tránh mạnh tay da làm đau con ở những vết ghẻ.
  • Để điều trị ghẻ được tận gốc và không tái phát, cần phải điều trị và có biện pháp phòng tránh cả ở những người sống cùng.

Với thời tiết giao mua, hay nắng nóng sẽ là điều kiện thuận lợi để cho những căn bệnh ngoài da dễ gặp ở trẻ phát triển nhanh, chính vì thế cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh hợp lý ở con để con có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt chống lại được những căn bệnh thông thường.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn