Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu sinh non thiếu tháng

Nếu mẹ bầu trong quá trình mang thai gặp phải các vấn đề về cổ tử cung, nhiễm trùng thì hãy cảnh giác với hiện tượng sinh non, thiếu tháng.

Ngày 21/03/2018, 03:10:24   Tác giả :     Lượt xem: 516

Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu sinh non thiếu tháng

Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu sinh non thiếu tháng

Sinh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ hết 22 tuần đến trước 37 tuần. Vậy có những nguyên nhân nào có thể gây ra sinh non? Và biện pháp để phòng tránh sinh non là gì ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Việt Phương – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé:

Hỏi: Thưa Bác sĩ, sinh non được phân loại như thế nào và có các yếu tố nguy cơ nào có thể gây ra sinh non?

Trả lời:

Theo WHO sinh non được phân loại như sau:

  • Sinh cực non: < 28 tuần
  • Sinh rất non: từ 28 – < 32 tuần
  • Sinh non trung bình: từ 32 – 33 tuần 6 ngày
  • Sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày
  • Thai gần đủ tháng: từ 37 – 38 tuần 6 ngày
  • Thai đủ tháng: từ 39 – 41 tuần

Yếu tố nguy cơ gây sinh non:

  • Tiền căn sinh non
  • Tuổi mẹ < 17 hay > 35 tuổi
  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp
  • Suy dinh dưỡng
  • Hút thuốc, uống rượu
  • Đa thai, chuyển nhiều phôi trong thụ tinh ống nghiệm
  • Tử cung dị dạng
  • Viêm cổ tử cung
  • Hở eo tử cung, chiều dài kênh cổ tử cung ngắn...

Hỏi: Chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng nào để chuẩn đoán sinh non?

Trả lời:

Dấu hiệu lâm sàng cảnh báo mẹ bầu sinh non:

  • Có 4 cơn gò tử cung trong 20 phút hay 8 cơn trong 60 phút, cơn gò sờ thấy được và gây đau.
  • Cổ tử cung mở ≥ 2cm hoặc xóa trên 80%.
  • Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định bởi một người khám trong nhiều lần khám liên tiếp.
  • Các dấu hiệu khác: Ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trằn nặng bụng.

Cận lâm sàng:

Biện pháp nào đề phòng mẹ bầu sinh non thiếu tháng

Biện pháp nào đề phòng mẹ bầu sinh non thiếu tháng

  • CTG: Theo dõi tim thai, cơn gò tử cung.
  • Siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài kênh cổ tử cung (< 25mm).
  • Có thể xét nghiệm fetal fibronectin (fFN) (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Hỏi: Vậy thì có các biện pháp nào để điều trị sinh non và cần làm gì để dự phòng tình trạng này?

Trả lời:

Mục tiêu điều trị:

  • Cho phép can thiệp kịp thời các trường hợp sinh non (giảm bệnh suất và tử suất cho thai nhi).
  • Đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
  • Hạn chế nhập viện các thai kỳ không có nguy cơ sinh non cao.
  • Có thời gian dùng đủ liều corticosteroid cho tuổi thai từ 24-34 tuần.

Hỗ trợ phổi:

  • Thường quy cho thai 28-34 tuần.
  • Thai 26-28 tuần: Cân nhắc tùy trường hợp.

Nguyên tắc điều trị:

  • Hướng dẫn sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, không kích thích đầu vú và tránh giao hợp.
  • Ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc để tránh táo bón.
  • Dùng thuốc cắt cơn gò trong vòng 48 giờ, cố gắng trì hoãn cuộc sinh ít nhất 24 giờ.
  • Không phối hợp nhiều loại thuốc cắt cơn gò cùng lúc.
  • Không điều trị dọa sinh non cho thai từ 36 tuần trở lên.
  • Hỗ trợ phổi thai bằng corticosteroid.
  • Phối hợp với BS sơ sinh chuẩn bị phương tiện hồi sức và chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.

Điều trị cắt cơn gò bằng thuốc:

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Nguy cơ cho mẹ và thai do kéo dài thai kỳ hay nguy cơ do thuốc cao hơn nguy cơ sinh non.
  • Thai chết trong tử cung.
  • Thai dị tật bẩm sinh nặng.
  • Thai suy cấp.
  • Tiền sản giật nặng hay sản giật.
  • Nhiễm trùng ối.

Chống chỉ định tương đối:

  • Xuất huyết trước sinh nhiều (cân nhắc trong nhau tiền đạo).
  • Thai suy dinh dưỡng nặng trong tử cung
  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin (có thể dùng Atosiban)
  • Đa thai (tăng thể tích huyết tương, cường aldosteron) nguy cơ thuốc tác động nặng lên tim mạch, phù phổi cấp nên không sử dụngNifedipine và Salbutamol.
  • Ối vỡ non.

Dùng corticosteroid:

  • Chỉ định: Tuổi thai từ 24-34 tuần. Dùng thuốc 1 đợt duy nhất.
  • Thường quy cho thai 28-34 tuần.
  • Thai 26-28 tuần: Cân nhắc tùy trường hợp.

Chống chỉ định sử dụng thuốc tân dược Corticosteroid: Không thể trì hoãn hoặc không nên trì hoãn chuyển dạ trong 48 giờ hay tuổi thai > 34 tuần hay tỉ lệ Leucithin/ Sphingomyelin >2.

  • Betamethasone 12mg TB 2 liều cách nhau 24 giờ.
  • Hoặc Dexamethasone 6mg TB 4 liều cách nhau 12 giờ.

Là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Paseur tôi thấy rằng để dự phòng sinh non chúng ta cần:

Chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng thế nào tốt nhất?

Chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng thế nào tốt nhất?

  • Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Hướng dẫn sản phụ các yếu tố nguy cơ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Không hút thuốc uống rượu, nghỉ ngơi nhiều, giảm vận động nặng.
  • Hạn chế số lượng phôi chuyển ở những phụ nữ có hỗ trợ sinh sản nhằm hạn chế đa thai.
  • Tầm soát và điều trị viêm cổ tử cung ở tuổi thai từ 24-28 tuần.
  • Khâu vòng cổ tử cung hoặc dùng Pessary cổ tử cung dự phòng hoặc nếu có hở eo tử cung.
  • Phòng ngừa bằng Progesterone (ở sản phụ có tiền căn sinh non, cổ tử cung ngắn):
  • Sử dụng thuốc từ 16-36 tuần.
  • Không tiền căn sinh non, chiều dài kênh cổ tử cung <20mm, tuổi thai < 24 tuần có thể dùng 90mg Progesterone dạng gel hay đặt 200mg Progesteron/ngày đến 34-36 tuần.
  • Tiền căn sinh non từ 20-36 tuần: Tiêm 17α Hydroxy progesteron caproate 250mg/ tuần hoặc đặt âm đạo 200mg Progesteron/ngày kết hợp khâu cổ tử cung nếu chiều dài kênh cổ tử cung < 25mm và tuổi thai < 24 tuần.

Tôi hy vọng rằng các thông tin bổ ích trên có thể giúp các bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai để tránh tình trạng sinh non. Chúc các bạn có một gia đình luôn hạnh phúc và sinh ra những đứa con thật khỏe mạnh nhé.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn