Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ban đào ở trẻ cha mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải bệnh rối loạn truyền nhiễm cấp tính có tên là ban đào, trẻ mắc bệnh thường xuất hiện mẩn đỏ trên da, sốt...

Ngày 27/03/2018, 01:54:46   Tác giả :     Lượt xem: 760

Trẻ em khi bắt đầu đi nhà trẻ (thường là trẻ ở độ tuổi khoảng 2 tuổi) thường bị mắc một căn bệnh do virus gây ra gọi là bệnh ban đào hay chứng hồng chẩn hay Roseola , mặc dù đây là một căn bệnh không nguy hiểm và trẻ có thể tự hết, tuy nhiên bố mẹ nào mà không khỏi lo lắng khi nhìn thấy con mình nổi mẩn đỏ khắp người. Để giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về bệnh ban đào cũng như có cách xử lý thích hợp khi con mình bị ban đào, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về vấn đề này.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ban đào ở trẻ cha mẹ nên biết

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ban đào ở trẻ cha mẹ nên biết

Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh ban đào là gì, có nguy hiểm không? Có phải trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ dễ bị mắc bệnh này hay không?

Trả lời:

Bệnh ban đào còn gọi là chứng hồng chẩn hay Roseola (còn có nhiều tên khác như bệnh thứ sáu, bệnh  giả Rubella , bệnh số 3 ngày...) là một bênh khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh gây sốt cao từ 3 – 5 ngày, sau giai đoạn này trẻ sẽ phát ban đỏ khắp người. Các bậc cha mẹ thường rất hoảng hốt vì trẻ vừa sốt cao, vừa nổi ban đỏ. Tuy nhiên, bệnh này không nguy hiểm và thường tự hết mà không cần phải điều trị.

Nguyên nhân của bệnh ban đào được tìm thấy trong đa số các trường hợp là Human herpes virus 6 (HHV – 6).

90 % trẻ bị ban đào ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Cao nhất là những bé từ 7 – 13 tháng tuổi.

Hỏi: Thưa bác sĩ, làm thế nào để tôi phân biệt được con tôi bị ban đào không nguy hiểm chứ không phải là các bệnh sốt phát ban khác như Rubella...?

Trả lời:

Để phân biệt bệnh ban đào với các bệnh chuyên khoa khác, cha mẹ cần phải chú ý các triệu chứng của bệnh ban đào để nhận biết như:

Trẻ mắc bệnh ban đào có biểu hiện như thế nào?

Trẻ mắc bệnh ban đào có biểu hiện như thế nào?

  • Sốt: Trẻ bị sốt kéo dài 3 – 5 ngày, có khi sốt cao 40 độ hay trên 40 độ.
  • Phát ban: Sau 3 – 5 ngày đầu, khi sốt bắt đầu giảm thì trẻ sẽ bắt đầu phát ban, đầu tiên ban xuất hiện ở cổ, ngực, bụng, sau đó ban sẽ lan ra mặt và tứ chi. Ban thường có màu đỏ hồng và không bị ngứa, có thể mịn hoặc hơi sần lên. Ban sẽ nổi từ 1 – 2 ngày rồi sau đó lặn dần. Có những trường hợp đặc biệt, ban nổi lên rồi tự hết sau 2 – 4 tiếng. Tuy bé sốt và nổi ban nhưng thể trạng bé vẫn tốt. Ngoài ra bé con có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: Có vẻ mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt, biếng ăn, sưng hạch cổ hoặc sau tai, có thể phù nhẹ mi mắt.

Bệnh ban đào cần phân biệt với các bệnh khác như: Rubella, sởi, dị ứng thuốc có thể là dị ứng kháng sinh, viêm họng liên cầu, nhiễm siêu vi đường ruột, viêm đường tiểu có sốt...

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé bị mắc ban đào mà không nguy hiểm, tự hết, bé không cần vào viện vậy nhưng vẫn bị sốt và phát ban thì tôi cần phải làm gì để bé cảm thấy dễ chịu hơn?

Trả lời:

Khi con bạn bị sốt bạn có thể cho bé uống nhiều nước, nếu con bạn không chịu uống nước hay không thể uống nước thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ.

Bạn khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, có thể cho trẻ sử dụng thuốc tân dược hạ sốt như paracetamol nhưng thường thì không cần dùng đến trừ khi trẻ khó chịu, quấy khóc, lừ đừ... tuy nhiên bạn nên hỏi bác sĩ trước khi cho con uống thuốc. Lưu ý là không được cho trẻ uống aspirin vì aspirin có thể gây ra hội chứng REYE rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bú sữa mẹ

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bú sữa mẹ

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi con tôi bị bệnh ban đào tôi có cần đưa bé tới bệnh viện không?

Trả lời:

Với kinh nghiệm của một giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi cho rằng, bạn hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ khi con bạn có một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và khi đo nhiệt độ trực tràng từ 38 độ trở lên cho dù trông trẻ vẫn khỏe mạnh.
  • Trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi sốt kéo dài trên 3 ngày, nếu con bạn trông mệt mỏi, cáu gắt, không uống nước được nên đưa bé đi bác sĩ ngay.
  • Trẻ ở bất kỳ tuổi nào cần đến bác sĩ ngay khi có 1 trong các dấu hiệu: Sốt cao từ 40 độ trở lên, co giật, hết sốt rồi sốt lại...

Nguồn: Ytevietnam.net.vn