Nghề Điều dưỡng, nghề cao quý trong các nghề cao quý

Trong muôn vàn chuyên ngành của nghề Y, có lẽ Điều dưỡng là nghề gian nan vất vả nhưng không hề kém phần cao quý được mọi người kinh trọng, quý mến.

Ngày 28/09/2017, 02:10:21   Tác giả :     Lượt xem: 2520

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người, các Điều dưỡng viên vẫn cứ lặng lẽ âm thầm hi sinh mà chưa một lần đòi đền ơn hay đáp trả.

             Nghề Điều dưỡng- nghề cao quý trong các nghề cao quý

Nghề Điều dưỡng- nghề cao quý trong các nghề cao quý

Nghề Điều dưỡng – nghề của sự vất vả nhưng không được coi trọng

Tuy tồn tại song song với các chuyên ngành khác trong ngành Y, cũng là một nhu cầu thiết yếu của xã hội những chưa bao giờ bản thân những người trong nghề nói dám yêu cái nghề mình đang làm. Chia sẻ những câu chuyện nghề y, các Điều dưỡng thường có xu hướng khép mình, họ cảm thấy mình không được coi trọng chế độ đãi ngộ không tương xứng, môi trường làm việc độc hại và nguy hiểm.

Cũng học hành vất vả, để có được tấm bằng đại học, cao đẳng nghề Điều dưỡng có khi mất gần chục năm vì thời xưa học 3 năm trung học, rồi tại chức lên cao đẳng 3 năm cùng 1,5 năm đại học, nếu lên thạc sĩ cũng mất thêm 2 năm nữa, như vậy so với các ngành khác thì chuyên ngành đào tạo của điều dưỡng cũng không ít thời gian. Cũng được đào tạo ra ngành, nghề chuyên môn cao nhưng nhiều cơ chế biến đổi đã khiến nhiều người nghĩ nghề Điều dưỡng chỉ như những người giúp việc, sai gì là phải làm việc đó, Điều dưỡng Nguyễn Mai, tốt nghiệp ngành Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: chính vì nguyên nhân này khiến cô cảm thấy mình không được coi trọng so với đồng nghiệp khác và khiến họ không thể thấy tựu tôn nghề nghiệp.

                        Nghề Điều dưỡng vất vả nhưng không được coi trọng

Nghề Điều dưỡng vất vả nhưng không được coi trọng

Nghề điều dưỡng – nghề của sự thầm lặng hi sinh

Nghề điều dưỡng đặc thù sẽ đảm bảo chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân, một mũi tiêm truyền đúng kỹ thuật đảm bảo lượng thuốc được đưa vào người bệnh được an toàn, cho đến một vết mổ khô không bị nhiễm khuẩn, một bệnh nhân chăm sóc hậu phẫu sau các ca mổ, ngoài chăm sóc thì cần phải chuyện sâu theo dõi và hỗ trợ điều trị cho các Bác sĩ,… đó là những cong việc gian nan mà các Điều dưỡng phải làm. Rồi những chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng, hay bệnh nhân nặng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt và khẩu phần ăn dinh dưỡng thì không thể giao cho người nhà mà chính tay người điều dưỡng phải làm. Chưa kể đến khi bệnh nhân không hài lòng và vừa ý họ sẵn sàng hành hung lại mà không so đo, tính toán. Nghề điều dưỡng là nghề gắn bó với các bệnh nhân cũng đồng nghĩa gắn bó với các mầm bệnh.

                            Nghề điều dưỡng- Nghề của sự hi sinh

Nghề điều dưỡng- Nghề của sự hi sinh

Theo nhiều nguồn tin tức y tế: vào các mùa bệnh, dịch bệnh hoành hành thì đã có không ít điều dưỡng bị mắc bệnh lây truyền qua những người bệnh đến mức phải nghỉ làm, nhưng với lòng yêu nghề họ chỉ coi đó là một thử thách và càng muốn phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người. Một câu hỏi đặt ra vậy họ có yêu nghề không? Bởi nếu không yêu nghề làm sao người điều dưỡng có thể làm được những công việc khó khăn và áp lực “khủng khiếp” đến thế, công việc mà nhiều người bình thường mới nghe thấy đã nổi da gà sợ hãi, nghĩ đến các căn bệnh và rủi ro lây nhiễm, cùng những đêm trực thức trắng không dành nhiều thời gian cho gia đình thì hẳn họ phải yêu nghề và muốn gắn bó lắm mới có thể trải qua tất cả như thế.

Hi sinh một cách cao cả và thầm lặng như thế nhưng các Điều dưỡng viên cũng chưa một lần lên tiếng đòi hỏi bệnh nhân hay các cấp trên phải đền trả hay hưởng một chế độ khác với những người trong ngành.

Nguồn: ytevietnam.net.vn