Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ, chớ coi thường

Trĩ là căn bệnh có khá nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay, bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ngày 17/03/2018, 02:27:44   Tác giả :     Lượt xem: 505

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ, chớ coi thường

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ, chớ coi thường

 

Ông cha ta có câu “Thập nhân cửu trĩ” tức 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ. Điều đó chứng tỏ mức độ phổ biến của bệnh trĩ đặc biệt trong xã hội phát triển như hiện nay. Tuy  không phải một căn bệnh quá nguy hiểm, không gây tử vong nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh và gây nên một số biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân. Để tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh chuyên khoa trĩ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về vấn đề này:

Hỏi: Thưa bác sĩ,  bác sĩ có thể cho biết bệnh trĩ là gì? Có bao nhiêu loại trĩ?

Trả lời:

Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện,  được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên. Theo ước tính, có khoảng 75% dân số sẽ mắc bệnh trĩ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của mình. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ tăng cao sau 30 tuổi và tăng mạnh từ sau 45 tuổi.

Có 3 loại trĩ, đó là:

Trĩ nội: Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn)

Trĩ nội có các mức độ sau:

  • Trĩ độ I: các tĩnh mạch giãn nhẹ đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội I chưa sa ra ngoài cơ thắt
  • Trĩ độ II: các tĩnh mạch đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi rặn nhiều búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn sau đó tự co lại được
  • Trĩ độ III: búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều và không tự co lên được mỗi khi sa ra ngoài

Trĩ ngoại: Xuất phất từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược hay dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại được che phủ bởi da hậu môn

Trĩ hỗn hợp: Trĩ phối hợp trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác

Hỏi: Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ?

Trả lời:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:

Có các loại bệnh trĩ nào?

Có các loại bệnh trĩ nào?

  • Táo bón: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Khi bị táo bón kéo dài bệnh nhân khó đại tiện phải liên tục rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ làm dãn các đám rối tĩnh mạch hình thành nên búi trĩ .
  • Tính chất công việc: Một số công việc có tính chất đặc thù phải đứng lâu, ngồi lâu ít đi lại, ngồi xổm, khuân vác nặng…..sẽ dồn trọng lượng của cơ thể xuống trực tràng, hậu môn và vùng chậu. Từ đó đám rối tĩnh mạch khó lưu thông máu bình thường và dẫn tới tắc nghẽn hình thành nên búi trĩ.
  • Thói quen đại tiện xấu: Như đọc sách báo, chơi game, rặn mạnh….trong lúc đại tiện.
  • Ăn uống: Ăn nhiều thịt, cá, dầu mỡ, rượu bia… mà hạn chế rau, củ, quả, chất xơ  dẫn đến thức ăn khó tiêu hóa, làm tăng nguy cơ gây táo bón góp phần thúc đầy hình thành nên búi trĩ.
  • Tuổi tác: Khi tuổi cao sẽ làm giảm độ đàn hồi và hoạt động của đám rối tĩnh mạch tại hậu môn tạo, bên cạnh đó do chế độ dinh dưỡng, thói quen của người cao tuổi như hạn chế ăn rau củ quả, uống ít nước, lười vận động… tăng nguy cơ bị táo bón dẫn đến nguy cơ bị trĩ tăng cao.
  • Béo phì và thừa cân: Thừa cân, béo phì khiến sức nặng của cơ thể dồn nén xuống các thành tĩnh mạch hậu môn, và bắt đầu hình thành nên những búi trĩ.
  • Ung thư ruột kết: Ung thư ruột kết khiến cho ruột hoạt động không ổn định gây nên hiện tượng chảy máu trực tràng, táo bón, bệnh tiêu chảy và lâu dần hình thành nên các búi trĩ.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn sẽ khiến cho tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, đồng thời có thể gây các tổn thương, viêm nhiễm tại hậu môn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hàng đầu.
  • Viêm nhiễm hậu môn: Viêm nhiễm tại hậu môn khiến cho tĩnh mạch bị sơ hóa, suy yếu, mà mất đi khả năng co giãn. Từ đó rất dễ khiến cho các búi trĩ mạch phình to hoặc tắc nghẽn, gây trĩ.
  • Phụ nữ mang thai, sinh con: Mang thai làm gia tăng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch hậu môn, kèm theo đó chế độ dinh dưỡng thay đổi phụ nữ mang thai hay bị táo bón làm tăng nguy cơ bị trĩ. Hơn nữa trong quá trình sinh nở, chị em phải rặn để sinh con làm áp lưc lê tĩnh mạch hậu môn càng gia tăng hình thành nên trĩ.

Hỏi: Biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào thưa bác sĩ?

Trả lời :

Biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ là đại tiện khó khăn, ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất.

  • Mức độ nhẹ: Máu bám vào phân và giấy vệ sinh khi đi ngoài.
  • Mức độ vừa: Máu chảy thành giọt khi đi ngoài
  • Mức độ nặng: Khi đi ngoài hoặc ngồi xổm máu chảy thành tia như cắt tiết gà.

Lúc đầu, đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và có thể  tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Hỏi: Bệnh trĩ có để lại biến chứng gì không thưa bác sĩ?

Trả lời:

Các biến chứng thường gặp của bệnh trĩ gồm:

  • Thiếu máu, mất máu mãn tính làm cho bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu. Trong trường hợp trĩ cấp tĩnh mất máu ồ ạt bệnh nhân có thể bị sock phải nhập viện cấp cứu
  • Nếu máu cung cấp cho búi trĩ bị ngắt bỏ, trĩ có thể nghẹt, gây ra đau đớn và dẫn đến hoại tử mô.
  • Táo bón, viêm, loét hậu môn.

Hỏi: Phương pháp điều trị trĩ hiện nay là gì thưa chuyên gia?

Trả lời:

Hiện nay có phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa để điều trị trị:

  1. Nội khoa:
  • Dùng thuốc: Thuốc tân dược làm chắc bền thành mạch: Daflon 500mg
  • Các thuốc chống viêm:  Corticoid dùng chủ yếu ở dạng thuốc đặt hoặc bôi tại chỗ
  • Thuốc cầm máu: Acid Tranexamic, Carbamazochrom
  • Thuốc điều trị thiếu máu: Fe
  • Thuốc nhuận tràng: Sorbitol, Bisacodyl
  • Chất xơ: Inlulin..

Thực phẩm mà người mắc bệnh trĩ nên sử dụng

Thực phẩm mà người mắc bệnh trĩ nên sử dụng

2. Phương pháp nong giãn hậu môn

3. Thắt trĩ

4. Đốt bũi trĩ bằng điện

5. Phương pháp phẫu thuật

6. Phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Hỏi: Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh trĩ không thưa chuyên gia?

Trả lời:

Với kinh nghiệm của một giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi nghĩ để phòng tránh bệnh trĩ, chúng ta có một số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như ăn nhiều trái cây, rau, củ quả (khoảng 20g -25g) chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày .
  • Uống nhiều nước: từ 1,5l – 2 l nước mỗi ngày .
  • Giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, stress.
  • Tăng cường vận động, thể dục thể thao .
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, loại bỏ thói quen xấu khi đi đại tiện.
  • Tránh ngồi xổm, đứng, ngồi lâu.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn