Hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc khí CO chuẩn nhất

CO (carbon monoxid) là sản phẩm không cháy hoàn toàn của các chất có chứa carbon nên dễ gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy biểu hiện và cách xử lý ngộ độc ra sao?

Ngày 18/04/2018, 02:08:27   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 645

Vậy ngộ độc khí CO có nguy hiểm không cần xử lý thế nào khi bị ngộ độc? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Biểu hiện và xử trí ngộ độc CO chuẩn nhất

Biểu hiện và xử trí ngộ độc CO chuẩn nhất

Cơ chế gây suy hô hấp của khí CO như thế nào?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết cơ chế gây suy hô hấp của khí CO là như thế nào?

Trả lời:

Carbon monoxid gây suy hô hấp qua cơ chế:

Theo các chuyên gia trên trang Y tế Việt Nam mới nhất cho hay: Cạnh tranh gắn kết với oxy của hemoglobin, CO có ái lực gắn kết với hemoglobin gấp > 250 lần so với oxy. CO đẩy O2 ra khỏi Hb, giảm khả năng chuyên chở oxy đến tế bào.

CO làm xê dịch đường cong phân ly của hemoglobin về phía trái, kìm hãm sự phóng thích oxy đến các mô.

CO cố định vào cytochrome gây suy hô hấp, tổn thương thần kinh, giảm co bóp cơ tim, tử vong nhanh.

Hỏi: Dựa vào các biểu hiện nào để chuẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc khí CO ?

Trả lời:

Dựa vào bệnh sử bệnh nhân có hít khói bếp, lò sưởi, động cơ xăng dầu đang hoạt động nơi thông khí kém, cháy nhà.

Biểu hiện lâm sàng: Nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn mờ, lừ đừ, nôn ói. Nếu nặng sẽ có kèm theo hôn mê, co giật, khó thở, thở nhanh, tụt huyết áp nặng, loạn nhịp tim, phù phổi đồng thời còn có thể bị tiêu cơ (dấu hiệu tiểu đỏ, tiểu ít). SpO2 thường bình thường ngay cả có suy hô hấp.

Hỏi: Khi bệnh nhân bị ngộ độc CO chúng ta cần làm các xét nghiệm nào ?

Trả lời:

Các xét nghiệm cần thiết:

Trang tin y tế cũng đã thông tin: Máu có màu đỏ hồng: Đo HbCO với máy CO-Oxymetry ≥ 15%. Hiện nay HbCO có thể đo bằng phương pháp mạch nảy với máy đo độ bão hòa Oxy có nhiều mức độ sóng. SpO2 thường không giảm ngay cả khi có suy hô hấp do phản ánh sai, vì chỉ phát hiện được HbO2 (không phát hiện được HbCO) và nhầm HbO2 với HbCO nên trị số tăng giả.

Khí máu động mạch: toan chuyển hóa.

Lactate máu.

X-quang phổi bình thường.

Điện tâm đồ.

Chức năng thận.

CPK, ion đồ.

Hỏi: Vậy ngộ độc khí CO được phân chia thành các mức độ nặng nhẹ ra sao ?

Trả lời:

Phân độ

HbCO < 10%: không có triệu chứng.

HbCO = 10% - 30%: đau đầu.

HbCO = 30% - 60%: khó thở, đau đầu, nhìn mờ, nôn ói, trụy tim mạch.

HbCO > 60%: hôn mê, co giật, suy hô hấp nặng, tử vong cao và nhanh trong vài phút.

Chẩn đoán xác định khi kết hợp các yếu tố sau:

  • Bệnh sử: hít khói cháy nhà hoặc hít khói động cơ xăng dầu đang hoạt động nơi thông khí kém.
  • Lâm sàng: Nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn mờ, lừ đừ. Hôn mê, co giật. Khó thở, thở nhanh.
  • Xét nghiệm: Đo HbCO với máy CO-Oxymetry ≥ 15%.

Chẩn đoán phân biệt: Viêm phổi, ngộ độc Cyanid, Methemoglobinmi.

Cơ chế gây suy hô hấp của khí CO như thế nào?

Cơ chế gây suy hô hấp của khí CO như thế nào?

Nguyên tắc điều trị và cách phòng ngừa ngộ độc khí CO

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị khi ngộ độc CO là gì và bệnh được điều trị ra sao, có phức tạp không thưa Bác sĩ ?

Trả lời:

Các chuyên gia y tế đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã chỉ ra một số nguyên tắc điều trị và phòng ngừa ngộ độc khí CO như sau:

Nguyên tắc điều trị

Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nơi không khí có CO.

Điều trị tình huống cấp cứu.

Thở oxy FiO2 100%.

Điều trị biến chứng.

Điều trị

Đưa bệnh nhân càng nhanh càng tốt ra khỏi nơi không khí nhiễm độc.

Điều trị tình huống cấp cứu: Đặt nội khí quản, thở máy với FIO2 100% trong trường hợp ngừng thở hoặc không đáp ứng với Oxy. Hồi sức sốc nếu có với bù dịch và vận mạch dưới hướng dẫn CVP.

Chất đối kháng đặc hiệu:

Thở oxy FiO2 100% hoặc thở Oxy cao áp được coi là chất đối kháng giúp loại nhanh CO ra khỏi cơ thể. Tất cả các nạn nhân nên được cho thở O2 100% bằng Oxy có túi dự trữ kèm mặt nạ không thở lại ngay cả khi không có triệu chứng. Oxy làm tăng nhanh sự tống xuất CO, thu ngắn thời gian bán hủy từ 4 giờ với thở không khí (FiO2 21%) xuống còn 40-60 phút (FiO2 100%). Thở Oxy FiO2 100% ít nhất > 6 giờ hoặc đến khi bệnh nhân hết khó thở và HbCO < 5%. Thở oxy cao áp sẽ giảm di chứng não do thiếu Oxy kéo dài. Tác dụng Oxy cao áp: Thu ngắn thời gian bán hủy HbCO xuống còn 25 - 30 phút. Gia tăng lượng oxy hòa tan trong huyết thanh, cho phép bổ sung sự thiếu hụt vận chuyển bởi Hb. Tái hoạt hóa các cytochrome. Chỉ định Oxy cao áp: Ngộ độc CO nặng: hôn mê, co giật, sốc, suy hô hấp nặng hoặc rối loạn tri giác kéo dài > 6 giờ. 

Điều trị toan chuyển hóa.

Điều trị biến chứng suy thận nếu có.

Hỏi: Để phòng ngừa ngộ độc khí CO cần lưu ý các vấn đề gì ?

Trả lời:

Để đề phòng ngộ độc khí CO chúng ta không nên dùng than củi để sưởi trong phòng kín. Không chạy động cơ nơi ít thông gió, đóng cửa. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên chúng ta đã biết cách phòng ngừa hạn chế tình trạng ngộ độc CO và đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời nếu không may bị ngộ độc.

Nguồn theo yevietnam.net.vn