Hướng dẫn các bước xử trí khi ngộ độc methanol cực chuẩn

Nếu uống phải methanol, cơ thể sẽ hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong máu sau 30- 60 phút. Bạn có thể  tử vong nếu uống từ 15-30 ml methanol (1-2 muỗng xúp) ở người lớn.

Ngày 27/04/2018, 09:09:48   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4680

Vậy ngộ độc methanol có nguy hiểm không? Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về tình trạng nguy hiểm này. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Hướng dẫn các bước xử trí khi ngộ độc methanol cực chuẩn

Hướng dẫn các bước xử trí khi ngộ độc methanol cực chuẩn

Methanol vào cơ thể sẽ chuyển hóa ra sao để gây độc cho cơ thể người?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết methanol vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa như thế nào để gây độc?

Trả lời:

Chuyển hóa của methanol liên quan đến sự tạo thành formaldehyd và sau đó thành formate hoặc formic acid dưới tác dụng của alcohol dehydrogenase. Chất chuyển hóa gây mù (thiếu máu nuôi, tổn thương thần kinh thị giác), co giật hôn mê (thần kinh trung ương) và toan chuyển hóa. Độc tính xuất hiện trễ sau 6-12 giờ vì tác dụng độc là do các sản phẩm chuyển hóa: Giảm thị lực, mù (tổn thương thần kinh thị giác do ức chế cytochrome oxidase). Tổn thương hệ thần kinh trung ương, hôn mê co giật. Đây là thông tin được trang Y tế Việt Nam cập nhật hằng ngày.

Hỏi: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị ngộ độc methanol là gì?

Trả lời:

Triệu chứng sớm trước 3 giờ: Triệu chứng tiêu hóa là nôn ói, đau bụng. Triệu chứng ức hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, hôn mê, co giật, ngừng thở, tụt huyết áp nếu nặng.

Triệu chứng muộn sau 12-24 giờ: Thở nhanh do toan chuyển hóa. Tổn thương thần kinh thị giác: Nhìn mờ, “trắng như tuyết", mù, đồng tử dãn không phản xạ ánh sáng.

Theo lời khuyên của các giảng viên đến từ Cao đẳng Xét nghiệm, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bạn nên làm các xét nghiệm như: Nồng độ methanol trong máu: > 25 mg/l, khí máu động mạch toan chuyển hóa máu kèm tăng khoảng trống anion >20, ion đồ, áp lực thẩm thấu máu đo khoảng trống ALTT cao > 20 (hiệu số của ALTT đo được và ALTT tính toán), ceton trong máu và trong nước tiểu giúp loại trừ các chẩn đoán khác (nhiễm ceton do đái tháo đường, do rượu, do nhịn đói lâu ngày).

Hỏi: Vậy bệnh nhân được chẩn đoán xác định bị ngộ độc methanol khi có các tiêu chuẩn nào?

Trả lời:

Chẩn đoán xác định khi bệnh sử có uống rượu có pha methanol, rượu giả. Về lâm sàng thì hơi thở có mùi rượu, nôn ói, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, hôn mê, co giật, nhìn mờ. Kết quả xét nghiệm có nồng độ methanol trong máu > 25 mg/l, toan chuyển hóa máu kèm tăng khoảng trống anion >20.

Cần chẩn đoán phân biệt ngộ độc methanol với các tình trạng: Hạ đường huyết, ngộ độc rượu ethanol, tiểu đường nhiễm ceton, ngộ độc salicylate, viêm não màng não, xuất huyết dưới nhện, bong võng mạc.

Methanol vào cơ thể sẽ chuyển hóa ra sao để gây độc cho cơ thể người?

Methanol vào cơ thể sẽ chuyển hóa ra sao để gây độc cho cơ thể người?

Nguyên tắc điều trị ngộ độc methanol ra sao?

Hỏi: Nguyên tắc điều trị ngộ độc methanol là gì và bệnh được điều trị như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

Điều trị tình huống cấp cứu.

Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

Chất đối kháng đặc hiệu.

Điều trị biến chứng.

Điều trị:

Điều trị tình huống cấp cứu.

Co giật có thể được kiểm soát với diazepam.

Rửa dạ dày.

Than hoạt tính.

Bù dịch.

Để điều trị bệnh chuyên khoa này bạn cần nhớ một số thông tin sau:

Chất đối kháng đặc hiệu: Fomepizol hoặc ethanol. Tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa của methanol thành format bằng cách ức chế cạnh tranh với alcohol dehydrogenase, và loại trừ methanol chưa chuyển hóa qua đường ngoài gan. Chỉ định: nồng độ methanol/máu > 20 mg/dl. Fomepizol (nếu có) với liều: bắt đầu 15 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút, 4 giờ sau liều đầu tiên cho 4 liều 10 mg/kg tĩnh mạch mỗi 12 giờ. Sau đó 15 mg/kg tĩnh mạch mỗi 12 giờ cho đến khi nồng độ methanol < 20 mg/dl. Thời gian điều trị trung bình là 48 giờ. Ethanol có tác dụng cạnh tranh với methanol đường uống, qua sonde mũi dạ dày hoặc tiêm tĩnh mạch. Trong đó đường uống có hiệu quả, an toàn khi sử dụng và rẻ tiền, sẵn có. Liều: mục tiêu giữ nồng độ Ethanol từ 100 – 125 mg/dl. Đường uống: dùng dung dịch ethanol 20% liều 5 ml/kg Sau đó duy trì 0,5 ml/kg/giờ. Tĩnh mạch: dung dịch ethanol 10% tĩnh mạch (nếu nồng độ cao hơn 10% khi truyền phải pha loãng thêm với dung dịch Glucose 5%), liều tấn công 10 ml/kg (0,8 g/kg) sau đó duy trì 1-1,6 ml/kg/giờ (0,08-0,13 g/kg/giờ).

Điều trị biến chứng: Bicarbonate dùng để điều chỉnh toan máu. Liều ban đầu khoảng 1 – 2 mEq/kg. Mục tiêu của việc dùng bicarbonate là để điều chỉnh pH máu để duy trì acid formic ở dạng không phân cực, do đó làm hạn chế sự xâm nhập của nó vào hệ thần kinh trung ương. Folat làm tăng cường sự oxy hóa format thành CO2 và nước.

Lọc thận: điều trị suy thận cấp ngoài ra còn giúp loại trừ cả methanol và format. Mục tiêu đưa Methanol máu < 20 mg/dl. Chỉ định: Nồng độ Methanol máu > 50 mg/dl. Suy thận cấp. Toan chuyển hóa nặng. Acid folic: giúp chuyển hóa format thành CO2 và nước. Liều dùng: uống 1 mg/kg, tối đa 50 mg.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã biết thêm về tình trạng ngộ độc methanol nguy hiểm như thế nào. Việc tuyên truyền và phổ biến rộng khắp những kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết cũng như cách cấp cứu kịp thời để tránh hậu quá đáng tiếc xảy ra do ngộ độc methanol là điều hết sức cần thiết.

Nguồn: ytevietnam.net.vn