Dấu hiệu tố cáo trẻ mắc phải bệnh vàng da cha mẹ cần phải biết

Vàng da là bệnh phổ biến đối với trẻ mới chào đời, sau khoảng 2 – 3 ngày sinh thì các dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện, cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp chăm sóc điều trị phù hợp.

Ngày 26/03/2018, 01:44:22   Tác giả :     Lượt xem: 512

Dấu hiệu tố cáo trẻ mắc phải bệnh vàng da cha mẹ cần phải biết

Dấu hiệu tố cáo trẻ mắc phải bệnh vàng da cha mẹ cần phải biết

Vàng da ở trẻ sơ sinh là do tăng phá hủy hồng cầu, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và chu trình ruột gan tăng. Tăng bilirubin gián tiếp trong máu có thể diễn tiến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc nhiều yếu tố: Non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với bác bác sĩ Nguyễn Việt Phương – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur của chúng tôi để cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé:

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân do đâu gây ra vàng da và bệnh được chuẩn đoán như thế nào?

Trả lời:

Vàng da ở trẻ sơ sinh là do tình trạng tăng phá hủy hồng cầu, sự suy giảm chức năng của các men chuyển hóa và chu trình ruột gan tăng. Khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng có thể diễn tiến nặng dẫn tới vàng da nhân, điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố như sinh non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay mắc bệnh lý, bất đồng nhóm máu hay không.

Chuẩn đoán dựa vào:

Thời gian xuất hiện vàng da

  • Sớm (1-2 ngày): Huyết tán (bất đồng nhóm máu ABO, nhóm máu khác)
  • Từ 3-10 ngày: Phổ biến (có biến chứng hoặc không biến chứng)
  • Muộn (ngày 14 trở đi): Vàng da sữa mẹ, vàng da tăng bilirubin trực tiếp

Hỏi: Các yếu tố nào góp phần làm tình trạng vàng da nặng hơn và cần làm các xét nghiệm nào để chuẩn đoán vàng da?

Trả lời:

Các yếu tố sau đây có thể góp phần làm tình trạng vàng da nặng hơn:

  • Trẻ non tháng.
  • Máu tụ, bướu huyết thanh.
  • Da ửng đỏ do đa hồng cầu.
  • Chướng bụng do chậm tiêu phân su.

Đề nghị xét nghiệm khi:

  • Vàng da nhẹ (vùng 1-2) xuất hiện từ ngày 3-10, không có biểu hiện thần kinh: Không cần xét nghiệm.
  • Vàng da sớm vào ngày 1-2 hoặc vàng da nặng (vùng 4-5), cần làm các xét nghiệm giúp đánh giá độ nặng và tìm nguyên nhân: Bilirubin máu (tăng Bilirubin gián tiếp). Các xét nghiệm khác (Phết máu ngoại biên). Nhóm máu mẹ-con: Test Coombs trực tiếp.
  • Chẩn đoán.

Trẻ mắc bệnh vàng da có dấu hiệu gì?

Trẻ mắc bệnh vàng da có dấu hiệu gì?

Độ nặng vàng da:

  • Vàng da nhẹ: Vàng da nhẹ từ ngày 3-10, bú tốt, không kèm các yếu tố nguy cơ, mức Bilirubin máu chưa đến ngưỡng phải can thiệp.
  • Vàng da bệnh lý: Vàng da sớm, mức độ vàng nặng, kèm các yếu tố nguy cơ, mức Bilirubin vượt ngưỡng phải can thiệp.
  • Vàng da nhân: Vàng da sậm + Bilirubin gián tiếp tăng cao > 20 mg% và biểu hiện thần kinh
  • Chẩn đoán nguyên nhân (thường gặp).
  • Bất đồng nhóm máu ABO.
  • Nghĩ đến khi mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B.
  • Chẩn đoán xác định: Mẹ O, con A hoặc B + Test Coombs trực tiếp (+).
  • Nhiễm trùng: Vàng da + ổ nhiểm trùng / biểu hiện nhiễm trùng lâm sàng + xét nghiệm.
  • Máu tụ: Vàng da + bướu huyết thanh/bướu huyết xương sọ/ máu tụ nơi khác.

Hỏi: Vậy thì điều trị vàng da có phức tạp không và cần đến các biện pháp nào để điều trị?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi cho rằng để điều trị vàng da cần phối hợp các biện pháp điều trị đặc hiệu và điều trị hỗ trợ như sau:

Điều trị dặc hiệu bằng cách chiếu đèn, thay máu

Chiếu đèn là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Chiếu đèn được chỉ định trong vàng da sớm, vàng da lan rộng đến tay, chân. Nguyên tắc: Chiếu đèn liên tục, chỉ ngưng khi cho bú. Vàng da nặng: nên chọn ánh sáng xanh, nếu không có ánh sáng xanh thì sử dụng ánh sáng trắng với hệ thống đèn 2 mặt. Tăng lượng dịch nhập 10-20% nhu cầu.

Thay máu được chỉ định khi vàng da sậm đến lòng bàn tay, bàn chân (< 1 tuần) + bắt đầu có biểu hiện thần kinh, hoặc mức Bilirubin gián tiếp máu cao > 20 mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh (li bì, bú kém). Nếu không thể thay máu vì: Quá chỉ định (đang suy hô hấp nặng hoặc sốc). Không đặt được catheter tĩnh mạch rốn. Không có máu thích hợp và máu tươi (< 3 ngày) thì biện pháp điều trị thay thế sẽ là chiếu đèn 2 mặt liên tục, có thể truyền thêm Albumin.

Khi mắc bệnh vàng da trẻ sẽ quấy khóc nhiều

Khi mắc bệnh vàng da trẻ sẽ quấy khóc nhiều

Điều trị hỗ trợ

  • Cung cấp đủ dịch (tăng 10-20% nhu cầu).
  • Chống co giật bằng Phenobarbital.
  • Cho bú mẹ hoặc cho ăn qua ống thông dạ dày sớm.
  • Trẻ non tháng có chậm tiêu phân su: thụt tháo nhẹ bằng NaCl 0,9%.
  • Nếu do nguyên nhân nhiễm trùng: Thuốc tân dược Kháng sinh thích hợp.
  • Vật lý trị liệu nếu vàng da nhân qua giai đoạn nguy hiểm.

Hỏi: Trẻ bị vàng da cần được theo dõi như thế nào?

Trả lời:

Trong thời gian nằm viện cần theo dõi về: Mức độ vàng da, biểu hiện thần kinh mỗi 4-6 giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường hợp vàng da nhẹ. Lượng xuất-nhập, cân nặng mỗi ngày. Không nhất thiết phải đo Bilirubin máu mỗi ngày trừ trường hợp vàng da đáp ứng kém với điều trị (mức độ vàng da không giảm, có biểu hiện thần kinh).

Đồng thời cần tái khám mỗi tháng để đánh giá phát triển tâm thần vận động và có kế hoạch phục hồi chức năng kịp thời.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn