Có một sự hi sinh thầm lặng mang tên “Điều dưỡng”

Trong muôn vàn chuyên ngành của nghề Y, có lẽ Điều dưỡng là nghề có sự cống hiến hi sinh cao cả nhất nhưng cũng là ngành gặp nhiều gian nan và nguy hiểm nhất.

Ngày 27/09/2017, 02:41:56   Tác giả :     Lượt xem: 725

Có mấy người hiểu được sự hi sinh thầm lặng của nghề Điều dưỡng, cái nghề mà phụ thuộc vào sự vui buồn, cáu giận của những bệnh nhân được chăm sóc.

              Nghề Điều dưỡng nguy hiểm nhất nhưng cũng gian nan nhất

Nghề Điều dưỡng nguy hiểm nhất nhưng cũng gian nan nhất

Gian nan chuyện nghề

 “Chăm một người nhà bị bệnh đã khổ, các điều dưỡng viên còn phải chăm sóc đến hàng trăm, hàng ngàn người bệnh trong suốt thời gian làm nghề, từ vệ sinh cá nhân cho đến các thủ thuật y tế. Trong khi đó, mỗi người bệnh mỗi người mỗi tính, gặp một bệnh nhân khó chịu, bất hợp tác thì công việc lại khó thêm bội phần” – Linh là một cô Điều dưỡng nhiều năm công tác trong nghề, tốt nghiêp Cao đẳng Y Dược, Trường Cao đẳng Y Pasteur chia sẻ.

Gặp những bệnh nhân khó tính

Có mấy người có thể hiểu được sự hi sinh thầm lặng của nghề Điều dưỡng. Nếu may mắn có thể gặp những bệnh nhân có ý muốn hợp tác thì đã có thể suôn sẻ, nhưng thật sự không phải ai cũng có may mắn đó, đã nhiều lần tôi được chứng kiến các vụ hành hung bác sĩ, chủ yếu là những điều dưỡng viên – người kề bên chăm sóc bệnh nhân lại là những người nguy hiểm nhất.

Chia sẻ những câu chuyện nghề Y với chúng tôi, cách đây không lâu, Khoa Lao – HIV của 1 Bệnh viện tại Hà Nội đã tiếp nhận một người đàn ông gần 60 tuổi bị lao cột sống. Căn bệnh này đã hành hạ khiến bệnh nhân không thể ngồi, đi đứng như người bình thường, cộng thêm áp lực về “án tử hình” HIV khiến ông trở nên cáu gắt và thường xuyên trút những cơn thịnh nộ lên các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc. Gần một năm nằm điều trị là quãng thời gian mà các điều dưỡng trong khoa phải chịu đựng những cơn nóng nảy thất thường của ông. Nhưng các Điều dưỡng viên vẫn rất vui vẻ và coi đó là đặc thù công việc, chỉ mong sao sức khỏe bệnh nhân có thế tốt hơn và có thể làm tốt công việc của mình. Điều dưỡng viên vẫn hi sinh một cách thầm lặng như thế.

Nghề Điều dưỡng viên vẫn hi sinh một cách thầm lặng mà không nhiều người biết

Nghề Điều dưỡng viên hi sinh thầm lặng mà không nhiều người biết 

Theo sát các bệnh nhân

Mức độ công việc của các Điều dưỡng viên còn phụ thuộc vào mức độ chăm sóc của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khỏe mạnh có thể tự chăm sóc bản thân thì công việc của các điều dưỡng sẽ nhàn hạ hơn chút nhưng nếu bệnh nhân mất khả năng phục vụ bản thân thì điều dưỡng viên phải trực tiếp hỗ trợ và theo dõi bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị bệnh để phòng tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhọc nhằn công việc điều dưỡng ở các khoa lây

Những con người hi sinh thầm lặng nhưng chưa một lần từ bỏ nghề nghiệp của mình. Điều dưỡng Nguyễn Mai, tốt nghiệp ngành Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y Pasteur chia sẻ: hiện có nhiều Điều dưỡng phải tạm thời nghỉ làm để điều trị bệnh lao. Đây là căn bệnh lây qua đường hô hấp nên nguy cơ lây nhiễm bệnh khá cao nhưng không ai vì sự khó khăn đó mà bỏ nghề. Trái lại, điều đó càng làm các điều dưỡng hiểu thêm về bệnh và tâm huyết với nghề hơn, muốn đóng góp một phần công sức để bảo vệ sức khỏe của nhân loại.

Tuy khó khăn nhưng không điều gì có thể cản trở lòng yêu nghề của các Điều dưỡng viên

Dù khó khăn nhưng không điều gì cản trở lòng yêu nghề của các Điều dưỡng viên

Người điên nổi loạn

Công việc của các Điều dưỡng còn gian nan hơn khi gặp phải những bệnh nhân có tâm lí không bình thường, không thể làm chủ được bản thân. Lúc này trách nhiệm của Điều dưỡng không chỉ dừng lại ở một nhân viên y tế mà còn chịu trách nhiệm như một bác sĩ tâm lí chia sẻ, hỗ trợ và xoa dịu nỗi đau cho các bệnh nhân. Trách nhiệm cao cả và nặng nề như thế nhưng chưa bao giờ các diều dưỡng viên thôi từ bỏ lòng yêu nghề, họ vẫn cống hiến sức trẻ của mình để bảo vệ sức khỏe con người.

Đã không ít lần các Điều dưỡng viên bị các bệnh nhân tấn công nhưng sau những giờ phút căng thẳng ấy họ vãn nở nụ cười và tiếp nhận chăm sóc bệnh nhân bất cứ lúc nào vì họ biết rằng vẫn còn nhiều số phận cần bàn tay chăm sóc ân cần để một ngày được về với đời… Có một sự cống hiến hi sinh thầm lặng cao cả như thế được mang tên “Điều dưỡng”.

Nhiều người hay rỉ tai nhau nói rằng “Lương y như từ mẫu” nhưng câu nói này dường như đúng nghĩa nhất với nghề Điều dưỡng, cái nghề có gian nan vất vả đến đâu cũng không từ bỏ, thậm chí còn còn cống hiến hết sức lực, thanh xuân và tuổi trẻ của mình.

Nguồn: ytevietnam.net.vn/