Cha mẹ cần thận trọng khi trẻ mắc bệnh chốc lở ngoài da

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, một trong các căn bệnh dễ gặp ở trẻ mà cha mẹ cần đề phòng chính là bệnh chốc lở ngoài da.

Ngày 21/03/2018, 02:27:08   Tác giả :     Lượt xem: 465

Cha mẹ cần thận trọng khi trẻ mắc bệnh chốc lở ngoài da

Cha mẹ cần thận trọng khi trẻ mắc bệnh chốc lở ngoài da

Chốc lở là loại bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở những trẻ sống trong vùng vệ sinh kém. Khi thấy trẻ bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiểu mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa SơnGiảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cùng theo dõi để biết nguyên nhân cũng như cách phòng và trị bệnh này nhé.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh chốc lở là gì?

Trả lời:

Bệnh chốc lở hay còn đưuọc gọi là chốc lây, là tình trạng nhiễm trùng ở da do vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra, rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh chốc lở thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em đang trong giai đoạn học mẫu giáo, tạo những vết loét trên da gây đau đớn cho trẻ. Những vết màu đỏ có bóng nước có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, đặc biệt tập trung nhiều ở xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân… khi vỡ ra sẽ thành loét. Rất dễ bị nhầm lẫn giữa bệnh chốc lở với bệnh thủy đậu nên cần được chẩn đoán và điều trị đúng, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở ở trẻ em

Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở ở trẻ em

Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở ở trẻ em biểu hiện như thế nào thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Nguyên nhân chính gây bệnh chuyên khoa chốc lở ở trẻ em là do hai vi khuẩn gây ra là liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Ở người bị chàm, nhiễm độc hay bị vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vết cắt hoặc côn trùng cắn,… tạo thành những vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Với những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính, chốc loét thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng. Ở nơi dân cư đông đúc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan nhanh, bên cạnh đó thời tiết ẩm ướt, cấu trúc da bị phá vỡ... cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Chốc lở có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em, theo thống kê có thới 90% là các bé ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bị mắc bệnh, thế nhưng bé trai thì có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái. Ở người trưởng thành, khi hệ miễn dịch kém cũng có thể bị mắc bệnh.

Theo hình thái tổn thương thì bệnh chốc lở được chia làm hai loại: có bọng nước và không có bọng nước:

  • Với chốc lở có bọng nước do tụ cầu gây ra, triệu chứng bệnh ban đầu là những vết đỏ khoảng 1cm, những bọng nước sẽ hình thành ở mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân…và sau vài giờ bọng nước sẽ có mủ đục, gây ngứa ngáy kèm đau rát khó chịu. Trường hợp nặng, trẻ có thể xuất hiện biểu hiện sốt hoặc biến chứng. Sau vài ngày, các bọng nước sẽ bị dập vở, đóng vảy và tiết dịch màu vàng nâu.
  • Với chốc lở không có bọng nước do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra, triệu chứng là các vết mụn nước, với quầng đỏ nhỏ bao quanh xuất hiện ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, tay, chân…

Bệnh chốc lở cũng được xem là bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 2 - 3 tuần. Nhưng bệnh có thể dẫn đến biến chứng. Có thể điều trị chốc lở với một thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh uống, với trẻ em khi đã xác định là mắc bệnh chốc lở thì thường trong vòng 24 giờ sẽ bắt đầu điều trị kháng sinh.

Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào khi trẻ bị mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh có để lại di chứng gì hay không? Có những cách nào phòng bệnh chốc lở ở trẻ em hay không?

Trả lời:

Trường hợp nhẹ có thể điều trị bệnh chốc lở tại nhà theo các bước như sau:

Trẻ bị chốc lở nên ăn gì?

Trẻ bị chốc lở nên ăn gì?

  • Rửa thương tổn, nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết bằng cánh dùng nước thuốc tím pha loãng hay lá chè xanh đun sôi để tắm cho trẻ.
  • Dùng thuốc tân dược sát trùng: povidone iodine, hydrogen peroxide,… hoặc dùng tăm bông bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bị tổn thương.
  • Che phủ vùng da thương tổn, tránh đụng nước
  • Với những trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay trạm y tế để các Bác sĩ khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Như đã nói ở trên thì bệnh chốc lở thường không gây nguy hiểm nhưng sẽ để lại biến chứng hiếm gặp và nghiêm trọng như: Chàm hóa, bệnh chốc loét hay nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp, viêm quầng, viêm mô bào sau, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương... gây tổn thương sâu hay khi khỏi sẽ để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ.

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng có thể phòng bệnh chốc lở ở trẻ em bằng các biện pháp sau:

  • Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tránh làm xây xát gây vết thương cho trẻ, làm phát sinh bệnh và lây lan.
  • Cha mẹ nên dạy trẻ tránh nơi bụi bặm, tránh chơi các vật cứng nhọn, ham chế chơi gần vật nuôi, côn trùng.
  • Uống nhiều nước, cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng sức đề kháng.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn