Biện pháp phòng và điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản phổi ở trẻ là bệnh nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi, làm rối loạn trao đổi khí gây suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng dần dẫn đến tử vong.

Ngày 28/03/2018, 01:17:49   Tác giả :     Lượt xem: 479

Bệnh hay gặp ở trẻ (đặc biệt là trẻ < 3 tuổi) với tỷ lệ tử vong cao. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh viêm phế quản phổi ở trẻ. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi nhé!

Biện pháp phòng và điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

Biện pháp phòng và điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân nào có thể gây ra viêm phế quản phổi?

Trả lời:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chuyên khoa viêm phế quản phổi trong đó chủ yếu là do vi khuẩn chẳng hạn như Hemophilus influenae, Neisseria, phế cầu, tụ cầu, liên cầu, và một số vi khuẩn khác.

Ngoài vi khuẩn thì còn có các nguyên nhân sau:

  • Do Virus: Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus á cúm, virus sởi, virus hạch, Rhino Virus, Vorna Virus và các loại virus khác.
  • Do nấm: Candia albicans, Aspergillus, Blastomyses, Cocidividomyces
  • Do ký sinh trùng: Pneumocystic carinii

Hỏi: Theo như tôi được biết thì trẻ thiếu cân có nguy cơ mắc viêm phế quản phổi cao hơn những trẻ sinh đủ cân, điều này có đúng không thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Trẻ sinh thiếu cân (cân nặng dưới 2500g) là một trong các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh, cơ đại dị ứng, suy dinh dưỡng. Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ (trong sữa mẹ có có đầy đủ các thành phần inh ưỡng như protein, vitamin đặc biệt là các yếu tố kháng khuẩn nhằm tăng cường miễn dịch cho trẻ). Ngoài ra thì thời tiết lạnh, chuyển mùa cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Hỏi: Khi trẻ bị viêm phế quản phổi thường có các biểu hiện nào và dựa vào đâu để chuẩn đoán bệnh?

Trả lời:

Viêm phế quản phổi sẽ có các triệu chứng kèm theo từng giai đoạn sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Đa số khởi phát từ từ và bắt đầu bằng triệu chứng viêm đường hô hấp trên (sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, trẻ quấy khóc). Có thể đột ngột với những triệu chứng toàn thân.
  • Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: Sốt cao dao động 38-40oC (ở trẻ sơ sinh, đẻ non, suy inh Dưỡng có thể không sốt hoặc bị hạ nhiệt độ). Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn, ra mồ hôi, chán ăn, bỏ bú.
  • Hội chứng phế quản: Ho khan, hoặc ho có đờm dãi, đôi khi ho kéo dài như ho gà. Khó thở (thở khò khè, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút khoang gian sườn).
  • Hội chứng suy hô hấp: Trẻ khó thở nặng, tím tái (tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân).
  • Hội chứng mất nước-điện giải: Trẻ nôn nhiều, đi ngoài, ra mồ hôi. Biểu hiện khát nước, quấy khóc, háo nước, vật vã kích thích, li bì.
  • Chuẩn đoán bệnh dựa vào các hội chứng trên kèm X-quang.

Trẻ bị viêm phế quản phổi thường có dấu hiệu gì?

Trẻ bị viêm phế quản phổi thường có dấu hiệu gì?

Đồng thời cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Viêm phế quản co thắt: Bệnh nhân thường sốt nhẹ hoặc không sốt, bệnh diễn biến nhanh dẫn đến thở khò khè, khó thở, các triệu chứng trở nên rầm rộ. Dùng thuốc tân dược giãn phế quản, thuốc long đờm, khí dung, chống viêm thì các triệu chứng hết nhanh.
  • Viêm hô hấp trên
  • Lao

Hỏi: Vậy thì điều trị viêm phế quản có khó không và có các biện pháp nào để điều trị?

Trả lời:

Khi điều trị viêm phế quản phổi cần đảm bảo các nguyên tắc sau

  • Chống nhiễm khuẩn
  • Chống suy hô hấp
  • Bù nước, điện giải
  • Điều trị triệu chứng

Chống nhiễm khuẩn:

Có thể dùng các loại kháng sinh sau:

  • Benzyl Penixilin + Gentamycin: Benzyl Penixilin: 100.000-200.000UI/kg, Gentamycin: 7,5mg/kg/24h chia làm 2-3 lần tiêm IM hoặc IV.
  • Chloramphenicol: 100mg/kg uống, IM,IV 4 lần/24h.
  • Cephalosporin: 50-100mg/kg/24h chia làm 2-4 lần tiêm, IM, IV.

Nghi ngờ do tụ cầu: Oxacillin, Cloxacillin Meticillin: 100-200mg/kg/24h uống, IM, IV chia làm 2-4 lần/24h cóa thể phối hợp với Gentamycin.

Trường hợp viêm họng do liên cầu: Benzathin penixilin (tiêm bắp một mũi duy nhất) trẻ < 5 tuổi : 600.000 UI, trẻ > 5 tuổi : 1.200.000 UI

Chống suy hô hấp:

Nguyên tắc điều trị suy hô hấp:

  • Bảo đảm thông khí nhanh chóng
  • Bảo đảm tuần hoàn tối thiểu cho các cơ quan trọng yếu
  • Điều chỉnh tình trạng nhiễm toan.
  • Bù nước - điện giải: Khi bù nước điện giải cần chú ý tốc độ phải chậm, lượng ít, tránh ứ đọng ở phổi và gánh nặng với tim.

Điều trị các triệu chứng khác:

Co giật:

  • Phenobarbital: 2-3mg/kg/ 1 lần, nhắc lại 6-8h
  • Diazepam: 0,5-2mg/kg/24h chia làm 2-3 lần tiêm TM
  • Sốt cao thì chườm lạnh; Paracetamol 10mg/kg/lần.
  • Ho: Dùng chanh, quýt, mật ong, không lạm dụng thuốc chống ho, nên cho thuốc long đờm.

Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Hỏi: Vậy chúng ta cần làm gì để phòng viêm phế quản phổi nhất là ở trẻ?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi cho rằng để phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

  • Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, tránh đẻ non, suy dinh ưỡng cho trẻ
  • Bảo đảm vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sống
  • Bú sữa mẹ, thực hiện chế độ ăn hợp lý
  • Không hút thuốc và đun bếp gần trẻ
  • Thực hiện tiêm phòng cho trẻ đúng lịch
  • Cần cách ly với những trẻ bị bệnh và người nhà bị bệnh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ bổ ích trên của Bác sĩ chúng ta đã có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc con trẻ được tốt hơn nhất là biết cách phòng ngừa viêm phế quản phổi.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn