Bệnh viêm tụy cấp vô cùng nguy hiểm

Viêm tụy cấp là bệnh thường gặp, ở Anh, khoảng 10-15% ca viêm tụy cấp diễn tiến nặng và có thể dẫn đến tử vong, tỷ lệ này tăng cao hơn ở châu Âu do uống nhiều rượu.

Ngày 12/03/2018, 06:09:31   Tác giả :     Lượt xem: 2064

Bệnh viêm tụy cấp vô cùng nguy hiểm

Bệnh viêm tụy cấp vô cùng nguy hiểm

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp của tụy, có thể ảnh hưởng đến các mô kế cận hay các cơ quan ở xa do sự phóng thích các men tụy đã hoạt hóa. Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Vậy bạn đã biết gì về căn bệnh này? Nguyên nhân do đâu ? Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nào? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với một Bác sĩ Chu Hòa Sơn - Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có được những kiến thức bổ ích về căn bệnh này nhé.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân nào có thể gây ra viêm tụy cấp?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chuyên khoa viêm tụy cấp trong đó sỏi mật và rượu là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Người ta phân loại các nguyên nhân gây viêm tụy cấp như sau:

      •  
  • Bất thường cấu trúc: Sỏi mật chiếm 40%, rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, hẹp bóng Vater, túi thừa tá tràng, nang ống mật chủ, ung thư quanh bóng Vater, ung thư tụy, chấn thương,...
  • Độc tố: Rượu (35%), methanol,...
  • Thuốc: Viêm tụy do thuốc có thể xảy ra ngày sau khi dùng thuốc hay sau vài tháng. Thuốc gây độc trực tiếp, phản ứng dị ứng hay phù mạch máu của tuyến tụy. Hay viết tắt bằng NO IDEA để dễ nhớ đó là các thuốc sau:

N: NSAIDs kháng viêm không steroid

O: other các thuốc khác như valproate

I: IBD drugs thuốc điều trị viêm ruột như sulfasalazine

D: Diuretics thuốc lợi tiểu như furossemid, thiazides

E: Estrogen

A: Antibiotic kháng sinh như metronidazol, sulfonamide, tetracycline, nitrofurantoin

Viêm tụy do thuốc có thể xảy ra ngày sau khi dùng thuốc hay sau vài tháng

  • Nhiễm trùng: Virus, quai bị,...Vi trùng: Salmonella species, Shigella species,...Ký sinh trùng: giun đũa.       
  • Chuyển hóa: Tăng calci máu, tăng triglycerid máu, thiếu máu nuôi tuy: thuyên tắc do huyết khối, viêm mạch máu, mất nước, tụt huyết áp
  • Di truyền: xơ hóa nang
  • Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác chẳng hạn như có thai, sau phẫu thuật,...Có thể không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10-20%.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tụy

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tụy

Hỏi: Vậy thưa bác sĩ, chúng ta có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng nào để hướng đến chuẩn đoán viêm tụy cấp? Viêm tụy cấp cần chuẩn đoán phân biệt với một số bệnh nào?

Trả lời:

Để gợi ý chuẩn đoán viêm tụy cấp chúng ta có thể dựa vào các biểu hiện y học lâm sàng sau

Triệu chứng cơ năng

Đau bụng: thường gặp nhất chiếm 95%. Đau quặn mật có thể là dấu hiệu báo trước hay diễn tiến đến viêm tụy cấp.  Viêm tụy cấp do rượu có thể xảy ra sau 1-3 ngày sau uống rượu. Khởi phát nhanh nhưng không đột ngột như thủng tạng rỗng. Đau vùng bụng trên thường ở thượng vị, có thể hơi lệch trái hay phải hay có thể đau bụng dưới do dịch tiết của tụy lan xuống theo rãnh đại tràng trái, nhưng hiếm khi khởi phát ở bụng dưới. Đau liên tục, kiểu gặm nhấm hay như bị khoan, đôi khi dữ dội không chịu nỗi. 50% lan sau lưng.

Tư thế giảm đau: ngồi dựa ra trước hay nằm tư thế nằm bào thai, không thể nằm ngửa. Đau tăng lên khi ăn, ho, vận động, thở sâu.. Đau kéo dài vài ngày, nếu chỉ kéo dài vài giờ rồi biến mất thường do loét dạ dày tá tràng hay quặn mật hơn là viêm tụy cấp.5-10% không đau

Buồn nôn, nôn: Thường gặp 90%. Đau không giảm sau nôn.

Triệu chứng thực thể: Tùy theo mức độ của bệnh

  • Dấu hiệu sinh tồn: Sốt 76% lúc đầu có thể không sốt, sốt trong 1-3 ngày đầu có thể do sự phóng thích hóa chất trung gian. Nhịp tim nhanh 100-150 lần/phút (65%). HA có thể tăng sau đó giảm, nặng có thể choáng. Khó thở 10% do kích thích cơ hoành, tràn dịch màng phổi, ARDS trường hợp nặng.
  • Vàng da 28% do sỏi mật hay phù nề đầu tụy
  • Khám bụng: Sờ đau, trướng bụng vùng thượng vị hay vùng bụng trên. Nhu động ruột thường giảm hay mất.
  • Các dấu hiệu hiếm gặp của viêm tụy hoại tử vẫn được đăng tải trên các tin tức y tế bao gồm: Nốt hồng ban ở da do hoại tử mỡ khu trú kích thước từ 0.5-2 cm ở phần xa của chi, có thể ở đầu, thân, mông.
  • Tổn thương các cơ quan trong viêm tụy cấp nặng: Xuất huyết tiêu hóa gây ói máu, tiêu phân đen, suy tim sung huyết, tổn thương hệ thần kinh trung ương,...

Dựa vào tính chất đau bụng, men tụy và CT scan để chuẩn đoán xác định viêm tụy cấp.

Người mắc bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì?

Người mắc bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì?

Viêm tụy cấp cần chuẩn đoán phân biệt với:

  • Bệnh ngoại khoa: Thủng tạng rỗng, tắc ruột, nhồi máu mạc treo, phình bóc tách động mạch chủ, cơn đau quặn mật, viêm túi mật cấp, thai ngoài tử cung vỡ, viêm ruột thừa
  • Bệnh nội khoa: Nhồi máu cơ tim, bệnh lý dạ dày-tá tràng, viêm phổi, nhiễm ceton acid

Hỏi: Được biết viêm tụy cấp là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng, vậy Bác sĩ có thể cho biết đó là các biến chứng nào và chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh này?

Trả lời:

Với kinh nghiệm của một bác sĩ lâu năm, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng các biến chứng thường gặp khi mắc phải bệnh viêm tụy cấp bao gồm:

  • Suy các cơ quan: Trụy tim mạch, suy thận cấp, tràn dịch màng phổi hay hội chứng suy hô hấp ở người lớn, xuất huyết tiêu hóa, bệnh não do tụy. Lách: viêm đuôi lách, huyết khối tĩnh mạch lách dẫn đến dãn tĩnh mạch dạ dày. Hoại tử mỡ ở da, xương, phúc mạc, sau phúc mạc, màng phổi, màng tim,...
  • Nhiễm trùng: xảy ra trong vòng 2 tuần đầu, thường gặp trong viêm tụy cấp hoại tử.
  • Nang giả tụy: Nghi ngờ khi amylase máu cao kéo dài, vẫn đau bụng dù lâm sàng có cải thiện, sờ thấy một khối ở thượng vị, chuẩn đoán nhờ siêu âm hay CT bụng. Đặc điểm:Thường xuất hiện sau 1 tháng, hình bầu dục, có vỏ xơ nhưng không có lớp biểu mô thực sự, thường thông với ống tụy, chứa dịch có nồng độ amylase máu rất cao
  • Abscess tụy: Do nhiễm trùng vùng hoại tử hay nang giải tụy thường xuất hiện sau 1 tháng. Phát hiện nhờ siêu âm hay CT bụng
  • Viêm tụy mạn: một số trường hợp viêm tụy cấp nặng có thể dẫn đến viêm tụy mạn

Viêm tụy cấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nên tốt nhất là phòng tránh. Để phòng bệnh cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, hạn chế uống rượu bia. Khi nghi ngờ mắc bệnh không nên tự chuẩn đoán, tự dùng thuốc mà cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn