Bệnh suy thận mạn tính có chữa khỏi được không?

Suy thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận, thận không thể loại bỏ các chất thải và không thể kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi.

Ngày 12/04/2018, 09:12:29   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1909

Vậy làm thế nào để phát hiện sớm để có hướng điều trị bệnh suy thận mạn tính hiệu quả. Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ tư vấn giúp độc giả về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh mắc bệnh suy thận mạn tính đơn giản nhất.

Bệnh suy thận mạn tính có chữa khỏi được không?

Bệnh suy thận mạn tính có chữa khỏi được không?

Những điều cần biết về bệnh suy thận mạn tính

Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh suy thận mạn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm hay không?

Trả lời:

Suy thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận, khi mắc bệnh suy thận mạn thì thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh suy thận mạn thường xảy ra đột ngột, tiến triển một cách chậm chạp và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Suy thận mạn là một bệnh phổ biến ai cũng có khả năng mắc phải, bệnh còn liên quan đến quá trình lão hoá, tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Người ta ước tính rằng 1/5 nam giới và 1/4 nữ giới ở độ tuổi 65-74 có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh chuyên khoa bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Mỗi người bình thường có 2 quả thận, có hình giống hạt đậu với những chỉ số như: dài 12 cm, rộng 6 cm, nặng khoảng 150g. Thận là cơ quan rất quan trọng trong hệ tiết niệu giúp lọc máu, điều hòa áp suất thẩm thấu, các chuyển hóa trong cơ thể và đào thảo chất độc trong cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu 1 quả thận, quả còn lại vẫn đảm bảo thực hiện được chức năng của mình nhưng nếu cả hai cùng có vấn đề sẽ là những ảnh hưởng vô cùng lớn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, những nguyên nhân nào gây nên bệnh suy thận mạn tính? Có những dấu hiệu nào để nhận biết được bệnh suy thận mạn tính hay không?

Trả lời:

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy thận như:

  • Một số loại thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.
  • Viêm nhiễm, nhiễm trùng đường niệu, suy tim sung huyết, tiểu đường và cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh.
  • Bất kì trường hợp nào làm giảm lượng máu cung cấp cho thận, làm tắc nghẽn nước tiểu sau khi rời khỏi thận hoặc làm tổn thương thận đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Suy thận mạn tính thường không có triệu chứng ban đầu, thường xuất hiện muộn có thể là: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hay đi tiểu, ăn không ngon miệng,… Một số triệu chứng khác có thể gặp như mệt mỏi, uể oải, thở gấp, các vấn đề về miệng, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê, ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

Một số biện pháp dùng để điều trị bệnh suy thận mạn tính hiệu quả

Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị bệnh suy thận mạn tính?

Trả lời:

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh suy thận, bệnh ở giai đoạn nhẹ vẫn có thể điều trị kịp thời các triệu chứng như phù nề, mệt mỏi, thiếu máu… Đặc biệt là cải thiện chức năng cầu thận. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống và vận động tích cực để đạt hiệu quả tốt nhất. Với những trường hợp nặng thì biện pháp cuối cùng được áp dụng là lọc máu hay ghép thận, bệnh nhân cần điều trị bảo tồn chức năng thận còn lại, khi mà độ thanh lọc cầu thận còn trên 10ml/phút, tương ứng với giai đoạn I – II – IIa. Mục tiêu điều trị suy thận mạn tính là:

Một số biện pháp dùng để điều trị bệnh suy thận mạn tính hiệu quả

Một số biện pháp dùng để điều trị bệnh suy thận mạn tính hiệu quả

  • Làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn
  • Ngăn ngặn các nguyên nhân khiến bệnh thận mãn tính thêm trầm trọng.
  • Bảo vệ chức năng thận còn lại.
  • Giảm protein tiết niệu kết hợp duy trì huyết áp ổn định, bên cạnh đó cung cấp protein bằng chế độ ăn lành mạnh
  • Tránh lạm dụng điều trị bằng thuốc tây đầu độc thận, dự phòng biến chứng.
  • Điều chỉnh cân bằng hàm lượng kiềm tan, thiếu máu,…

Mỗi biện pháp này đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn cuối cùng thì thay thế thận là vấn đề cấp bách và cần thiết. Điều này cũng được các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hết sức quan tâm.

Thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh suy thận mạn tính:

  • Theo một chế độ ăn mà bác sĩ khuyên, bao gồm việc hạn chế chất lỏng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bỏ lỡ liều dùng thuốc.
  • Ghi lại cân nặng hằng ngày. Ghi lại lượng chất lỏng bạn uống và lượng nước tiểu thoát ra nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau cơ, thở gấp, buồn nôn, nôn mửa và đau ngực.

Nguồn ytevietnam.net.vn