Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh nhiễm trùng huyết thường xảy ra đối với những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ em và có thể gây biến chứng viêm màng não mủ.

Ngày 26/03/2018, 01:07:35   Tác giả :     Lượt xem: 676

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh và cách điều trị hiệu quả nhất

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là một bệnh lý gây tổn thương nhiều cơ quan, xảy ra trong khoảng tháng đầu sau sinh. Các tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường gặp là: E.coli, Streptococcus nhóm B, Listeria, nhiễm trùng huyết sơ sinh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào và cần được điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé:

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết các đối tượng nào dễ bị nhiễm trùng huyết sơ sinh và bệnh được chuẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng nào?

Trả lời:

Các đối tượng sau đây có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết:

  • Sinh non, sinh nhẹ cân.
  • Vỡ ối sớm ≥ 24 giờ, nước ối đục, hôi.
  • Sinh khó, sinh ngạt
  • Mẹ có sốt hay nhiễm trùng trước, trong và sau sinh.
  • Có hồi sức lúc sinh hoặc dùng các thủ thuật xâm lấn.

Chuẩn đoán:

  • Khám: Tìm các dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Tổng quát: Bú kém, sốt ≥ 38OC hoặc hạ thân nhiệt < 36,5OC.
  • Thần kinh: Lừ đừ, hôn mê hay tăng kích thích, co giật, giảm phản xạ nguyên phát, giảm hay tăng trương lực cơ, thóp phồng, dấu thần kinh khu trú.
  • Tiêu hóa: Nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, gan lách to.
  • Hô hấp: tím tái, cơn ngưng thở > 20 giây hoặc ngưng thở > 20 giây kèm nhịp tim chậm, thở nhanh>60 lần/phút, thở co lõm .
  • Tim mạch:  Nhịp tim nhanh hay chậm, hạ huyết áp, da xanh, lạnh, nổi bông.
  • Da niêm: vàng da, xuất huyết da niêm, rốn mủ, mủ da, cứng bì.
  • Cứng bì.
  • Sốc: Mạch nhẹ, da nổi bông, thời gian phục hồi màu da > 3 giây.
  • Tìm ổ nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, viêm tĩnh mạch nơi tiêm chích, viêm phổi do giúp thở, nhiễm trùng tiểu do đặt sonde tiểu.

Hỏi: Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, để chuẩn đoán nhiễm trùng huyết còn dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng nào?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi cho rằng để chuẩn đoán nhiễm trùng huyết sơ sinh cần kết hợp các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng sau:

Mối nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh

Mối nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh

  • Phết máu ngoại biên.
  • CRP.
  • Cấy máu.
  • Cấy nước tiểu.
  • Cấy dịch cơ thể: phân, mủ da, dịch khớp khi cần.
  • Chọc dò tủy sống là động tác bắt buộc để loại trừ viêm màng não mủ đi kèm khi có triệu chứng thần kinh
  • Ion đồ, đường huyết, bilirubin (nếu có vàng da)
  • Khí máu động mạch (nhiễm trùng huyết nặng, suy hô hấp)

•        Đông máu toàn bộ (nhiễm trùng huyết nặng, có biểu hiện xuất huyết)

  • Chẩn đoán xác định: Cấy máu (+).
  • Chẩn đoán có thể: khi chưa có kết quả cấy máu
  • Lâm sàng: Triệu chứng nhiều cơ quan + ổ nhiễm trùng
  • Cận lâm sàng gợi ý nhiễm trùng huyết:
  • Công thức máu: Phải có ít nhất 3 tiêu chuẩn sau:
  • Bạch cầu giảm < 5.000/mm3 hoặc tăng > 25.000/mm3.
  • Có không bào, hạt độc, thể Dohl.
  • Tiểu cầu đếm <150.000 / mm3
  • CRP > 10 mg / L.

Hỏi: Nhiễm trùng huyết sơ sinh cần phân biệt với một số bệnh lý nào và bệnh được điều trị ra sao? Có gặp nhiều khó khăn trong điều trị không?

Trả lời:

Các triệu chứng lâm sàng trong nhiễm trùng thường không đặc hiệu .Chẩn đoán phân biệt gồm có các bệnh chuyên khoa gây suy hô hấp, bệnh lí tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh về máu, bệnh lí hệ thần kinh trung ương.

Về điều trị cần đảm bảo nguyên tắc điều trị như sau:

  • Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng được phối hợp với nhau hoặc chọn kháng sinh dựa vào loại vi trùng trẻ có thể bị nhiễm, sự nhạy cảm của vi trùng, khả năng đạt được nồng độ diệt khuẩn tại vị trí nhiễm trùng, tác dụng phụ, sự non kém của chức năng gan, thận.
  • Đủ liều, đủ thời gian.
  • Phối hợp với điều trị nâng đỡ và điều trị các biến chứng.

Điều trị ban đầu:

Nếu bệnh nhi chưa được điều trị kháng sinh

  • Phối hợp: Ampicilline + Gentamycin.
  • Hoặc Ampicilline + Cefotaxim.
  • Hoặc Ampicilline + Cefotaxim + Gentamycin: Khi có một trong các dấu hiệu sau:
  • Nhiễm trùng huyết trước 7 ngày tuổi.
  • Bệnh có dấu hiệu nặng, nguy kịch ngay từ đầu.
  • Nhiễm trùng huyết + viêm màng não mủ.
  • Nếu có sốc hoặc nghi tụ cầu: Cefotaxime + Oxacillin / Gentamycin

Bệnh nhi đã được điều trị ở tuyến trước với những kháng sinh như trên nhưng không cải thiện hoặc nghi nhiễm trùng bệnh viện:

Ciprofloxacin / Pefloxacin / Cefepim/ Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết Gr (-). Oxacillin / Vancomycine/ Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết tụ cầu, hoặc: Vancomycine + Ciprofloxacin/ Amikacin nếu chưa rõ tác nhân. (Ưu tiên chọn kháng sinh đầu, nếu kháng sinh đầu đã dùng thì chọn kháng sinh kế tiếp. Ví dụ: Ciprofloxacin / Cefepim: chọn Ciprofloxacin, nếu đã dùng chọn Cefepim ).

Điều trị tiếp tục: Dựa vào kết quả cấy máu và diễn tiến lâm sàng.

Điều trị bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh ở trẻ

Điều trị bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh ở trẻ

  • Thời gian điều trị thuốc tân dược kháng sinh: 10 – 14 ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài hơn (3-4 tuần) khi:
  • Nhiễm trùng huyết gram âm.
  • Có viêm màng não mủ đi kèm.
  • Thời gian sử dụng Aminoglycoside không quá 5-7 ngày.
  • Điều trị nâng đỡ và điều trị các biến chứng: Sốc nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa.
  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
  • Hỗ trợ hô hấp
  • Nếu có giảm bạch cầu nặng: Truyền bạch cầu hạt hoặc thay máu nếu có thể.

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm, thời gian điều trị kéo dài và tương đối phức tạp. Vì vậy, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu như sốt cao, lừ đừ, nôn ói, tiêu chảy để được điều trị kịp thời vì rất có thể trẻ bị nhiễm trùng huyết.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn