Bác sĩ ở đâu trải lòng về nơi 10 ca vào thì 9 người ra về lo hậu sự?

Khoa Hồi Sức Tích Cực luôn là nơi đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết và ở đó 10 ca nhập viện thì có 9 người cho về lo hậu sự.

Ngày 19/05/2017, 11:33:37   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 10705

Đời người làm sao tránh được quy luật nghiệt ngã “sinh - lão - bệnh - tử” nhưng rồi sự sống và cái chết đôi khi lại được đánh đổi chỉ bằng một phút nhanh chậm ở Khoa Hồi Sức Tích Cực dưới bàn tay của các y bác sĩ. Những trải nghiệm buồn vui lẫn lộn ở đây sẽ khiến ta nhận ra rằng mọi điều đều có thể xảy ra giữa đời thường và đẹp như chuyện cổ tích xưa.

Khoa Hồi sức Tích Cực – ranh giới mong manh của sống và chết

Bệnh viện chưa bao giờ hết tiếng than khóc, nơi màu áo trắng blouse trắng vẫn miệt mài gánh hết những lo toan trên đời, những nỗi đau xác thịt con người nhất được bộc lộ gần như nguyên bản trước mặt người thầy thuốc chữa bệnh cứu người, tiếng rên rỉ, tiếng thở dài vì kiệt quệ về tài chính, khánh kiệt về tinh thần sau những đêm ngày dài đằng đẵng chống chọi với bệnh tật, với đủ mọi nỗi lo trên đời. Có lẽ vì thế mà bệnh viện là nơi người ta tránh và sợ phải đến nhiều hơn cả. Nhất là Khoa Hồi Sức Tích Cực của bệnh viện thì nỗi sợ ấy lại càng lớn.

Khoa Hồi Sức Tích Cực là nơi sự sống và cái chết mong manh

Khoa Hồi Sức Tích Cực là nơi sự sống và cái chết mong manh

Một bác sĩ đã từng công tác ở đây và hiện nay đang giảng dạy ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: ở khoa này, bệnh nhân vào liên tục, là nơi máu chảy nhiều nhất, y bác sĩ vất vả nhất và cũng là nơi tiễn đưa bệnh nhân của mình về với thế giới vĩnh hằng nhiều hơn cả. Có thể thống kê đơn giản rằng có 10 người nhập viện vào khoa thì có đến 9 người phải cho về để lo hậu sự. Nơi đây, người ta vào nhưng chẳng thể tin chắc mình sẽ ra về khỏe mạnh hay ít ra là được chuyển sang khoa điều trị nhẹ hơn.

Chờ mong những câu chuyện cổ tích có thật

Sự sống và cái chết ở đây dường như cong mong manh mơ hồ tựa như chiếc lá vàng đã khô cuống vẫn còn đeo bám, gắng gỏi lấy thân cành giữa cơn gió lạnh mùa đông hun hút thổi. Cũng như đội ngũ cán bộ y tế và sinh viên thực tập ở đây chứng kiến cái chết đến nhanh đến ngỡ ngàng cũng đã thấm thía nhiều hơn về cuộc đời. Cuộc đời này ngắn lắm, sống với nhau ngày nào thì đối tốt với nhau ngày đó. Thế nên các bác sĩ hết mình và hết sức vì người bệnh để mong rằng chỉ còn 10% để sống thì cũng làm bằng hết mình bằng tâm sức của một người thầy thuốc.

Phút giây sinh tử và chuyện cổ tích

Phút giây sinh tử và chuyện cổ tích

Theo tin tức Y tế mới nhất và cũng từ chính bản thân đã chứng kiến một câu chuyện cổ tích có thật, đêm ấy khi đang vào bệnh viện chăm người nhà tôi đã thấy có một bệnh nhân hãy còn rất trẻ, chỉ khoảng 18 tuổi, đang là sinh viên, đi làm thêm rồi bị ô tô đâm phải, bị lún sọ, dập phổi, bất tỉnh, máu chảy ra ngoài, suy hô hấp….yếu lắm mới được người đi đường đưa vào khoa. Người nhà em cũng đi ra Hà Nội làm thuê nên gọi đã có mặt ngay, nhìn gương mặt khắc khổ, vất vả của mẹ em ấy mà lòng ai cũng xót xa. Số tiền thực hiện ca phẫu thuật quá lớn, chẳng đủ để xoay xở nên người nhà muốn đưa em về để em ra đi. Nhưng một bác sĩ phẫu thuật lớn tuổi đã đứng ra giữ lại và vận động cán bộ bệnh viện cũng như người nhà bệnh nhân, các nhà hảo tâm. Thế là vị bác sĩ già đã sinh ra cô gái trẻ lần thứ 2, và thế là chuyện cổ tích có thật vẫn hiện hữu.

Cuộc đời đâu ai biết trước được sống, chết, mong manh và nghiệt ngã đâu có thương ai, và ở nơi Khoa Hồi Sức Tích Cực thì càng phải mạnh mẽ và dũng cảm. Những người thầy thuốc nơi đây cũng phải mạnh mẽ và can trường hơn gấp nhiều lần để đau cùng nỗi đau của người bệnh, sống cùng từng phút giây cuối cùng trọn vẹn nhất. Nơi 10 người vào thì 9 người ra để lo hậu sự ấy người ta thấy trân quý sự sống hơn cả.

Trang Minh – Ytevietnam.net.vn